views
1. Hình ảnh và mô tả Cây Thiên Môn - Asparagus Cochinchinensis
Cây Thiên Môn - Asparagus Cochinchinensis
Tên Khoa học: Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.
Tên tiếng Việt: Thiên môn đông; Tút thiên nam
Tên khác: Melanthium cochinchinensis Lour.; Anguillaria cochinchinensisSpreng.;
Mô tả cây: Cây bụi thấp phân cành rất nhiều, leo hay mọc tựa, có khi khá dài. Cành nhẳn, hình trụ, có gai cong; các cành nhỏ mảnh, có rãnh rõ, không có gai. Diệp chi phẳng, hình lưỡi liềm, dài tới 2,5cm.
Cụm hoa gồm nhiều hoa đa tính, màu trắng, xếp 1 - 2 cái, ít khi 3 cái, trên các nhánh nhỏ, ở nách các diệp chi; nụ hoa hình trứng. Hoa đực có bao hoa gồm 6 mảnh. 6 nhị và nhụy lép không có vòi và đầu nhụy. Hoa cái có bao hoa như hoa đực, có khi ngắn hơn và bao phấn tiêu giảm, bầu dạng túi có vòi ngắn và đầu nhụy hình tam giác. Quả mọng, màu trắng, hình cầu; hạt hình cầu, đen.
Phân bố ở Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, có gặp từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Ninh Bình vào tới Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa.
Cây mọc hoang, leo lên các bụi ở đồi núi, nơi sáng
Ra hoa vào tháng 5.
Cây được trồng khắp nơi để làm cảnh và lấy rễ củ làm thuốc chữa phổi khô ho khan, lao phổi, viêm họng mạn tính, ho gà, họng khô khát nước, buồn phiền mất ngủ, bạch hầu, viêm mũi, đái tháo đường, táo bón kéo dài. Dùng ngoài giã đắp trị đinh nhọt, viêm mủ da và rắn cắn.
2. Thông tin mô tả Dược Liệu
Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Asparagi, thường có tên là Thiên đông.
Nơi sống và thu hái: Cây của miền Ðông á ôn đới, mọc hoang và cũng thường được trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng gốc cây. Thu hái rễ củ vào mùa khô, đem về loại bỏ rễ con, tẩm ướt nước cho mềm, không ngâm lâu, hoặc đồ chín, rút bỏ lõi, thái mỏng, phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học: Trong củ có tinh bột, đường, chất nhầy và khoáng chất. Hoạt chất chính là asparagin, một acid amin có tác dụng lọc máu, dẫn lưu gan thận, ruột, phổi, làm dịu, kích thích tim, lợi tiểu, giảm đường huyết, nhuận tràng.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, đắng, tính hàn; có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, nhuận phế chỉ khái.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa: Phổi khô ho khan, lao phổi, viêm họng mạn tính, ho gà; họng khô khát nước, buồn phiền mất ngủ; bạch hầu; viêm mũi; đái tháo đường; táo bón kéo dài; ung thư vú. Liều dùng 6-12g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã cây tươi đắp trị đinh nhọt, viêm mủ da, rắn cắn.
Đơn thuốc:
1. Ho nhiều đờm nóng: Thiên môn bỏ lõi, sao vàng 20g, Bách bộ rửa sạch, bỏ lõi, tẩm nước gừng sao qua 10g, vỏ rễ Dâu, cạo bỏ vỏ ngoài, tẩm mật nướng chín 10g, cùng sắc uống.
2. Thuốc bổ chữa suy nhược: Thiên môn nấu thành cao lỏng, trộn với rượu Ðẳng sâm và uống trước bữa ăn.
3. Bổ phổi, chữa ho, khô cổ: Thiên môn nấu thành cao lỏng, thêm rượu uống (có thể phối hợp với lá Tỳ bà, Bách hợp, Thạch hộc, Trần bì). Hoặc dùng Thiên môn 15g, củ Sinh địa, rễ Sa sâm mỗi vị 12g sắc uống.
4. Ho gà: Củ Thiên môn, Bách bộ, quả Qua lâu, mỗi vị 6g; vỏ Quýt, củ Bối mẫu, mỗi vị 3g, sắc uống.
3. Thiên môn đông được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
- Trị các trứng tân dịch hao tổn, miệng khô khát sau ốm dậy, da xanh, gầy, người mệt mỏi: nhân sâm 4g, thiên môn đông 10g, thục địa 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.
- Trị các chứng ho nhiệt, đờm đặc, ho lâu ngày, ho gà: thiên môn đông, mạch môn đông mỗi thứ 20g; bách bộ 12g, trần bì, cam thảo mỗi thứ 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.
- Trị các chứng ho thể nhiệt mạn tính: thiên môn đông, khoản đông hoa, tang bạch bì (tẩm mật sao), hạnh nhân, qua lâu nhân, tử uyển, tỳ bà diệp, bối mẫu mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.
- Trị chứng tâm loạn nhịp, hồi hộp, đoản hơi, vô lực, mồ hôi nhiều, mụn nhọt, táo bón, kém ngủ: thiên môn đông 16g; liên tâm, đăng tâm thảo mỗi thứ 8g; liên nhục, thảo quyết minh, bá tử nhân mỗi thứ 12g; sinh địa, thục địa mỗi thứ 20g; đạm trúc diệp 30g. Sắc uống ngày 1 thang ngay sau khi ăn 1 giờ. - Trị chứng tâm phiền mất ngủ, nội nhiệt tiêu khát: thiên môn đông (bỏ lõi) 12g; nhân sâm, ngũ vị tử mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Trị chứng lở lưỡi, lở miệng: thiên môn, mạch môn đều bỏ lõi, huyền sâm cùng lượng 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần sau khi ăn 1 giờ. - Trị nôn ra máu, chảy máu cam: thiên môn đông, sinh địa mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Trị tiêu khát (đái tháo đường): thiên môn, mạch môn, ngũ vị tử (lượng bằng nhau) nấu thành cao, thêm ít mật ong để dùng dần mỗi lần uống 20ml, ngày 3 lần sau khi ăn 1 giờ.
- Trị phế nuy, hư nao, phong nhiệt, trị chứng nóng, khát: thiên môn bỏ vỏ, bỏ lõi, nấu chín, ăn hoặc phơi khô, tán bột, luyện với mật làm thành viên to bằng hạt ngô (1g). Mỗi lần uống 20 viên ngày 3 lần, sau khi ăn 1 giờ.
- Trị phụ nữ bị cốt chưng, trong xương nóng, buồn phiền, bứt rứt, mồ hôi trộm, miệng khô, khát mà không uống được nhiều, suyễn: thiên môn đông, thanh hao, miết giáp, mạch môn, sài hồ, ngưu tất, bạch thược, địa cốt bì, ngũ vị tử lượng bằng nhau 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.
4. Quả Thiên Môn (Asparagus Cochinchinensis) chín màu đỏ
Asparagus cochinchinensis: THIÊN MÔN, tóc tiên leo, thiên môn đông, co sin sương (Thái), sùa sú tùng (H’mông), mằn săm (Tày), đù mào siam (Dao).
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations