views
1. Hình ảnh và mô tả cây Thốt lốt, Thốt nốt - Borassus flabellifer La., thuộc Cau - Arecaceae.
Thốt nốt hay thốt lốt (Tên khoa học: Borassus flabellifer) là loài thực vật thuộc họ Cau, bản địa của Nam Á và Đông Nam Á, phân bố từ Indonesia đến Pakistan.
Mô tả: Cây to, cao 20-25m. Lá dày cứng, cuống to, có gai, phiến hình quạt, tua chẻ hai ở đầu. Cây khác gốc. Buồng đực mang nhánh chứa rất nhiều hoa nhỏ, nhị 6, nhuỵ cái lép. Buồng cái ít hoa. Hoa cái lớn hơn hoa đực. Quả bạch tròn, nâu sẫm, to 10-20cm, chứa 3 hạt hoá gỗ dẹp, có một lỗ thủng ở đỉnh.
2. Thông tin mô tả Dược Liệu, Thốt lốt, Thốt nốt - Borassus flabellifer La.
Bộ phận dùng: Cuống của cụm hoa, rễ, dịch cây - Pedunculus, Radix et Jus Borassi Flabellifris.
Nơi sống và thu hái: Loài cổ nhiệt đới mọc hoang và được trồng nhiều ở Ấn Độ, Campuchia và các tỉnh đồng bằng Nam bộ Việt Nam. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Thành phần hóa học: Nhân của hạch có galactomannan.
Tính vị, tác dụng: Rễ cây có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng giải nhiệt, hồi phục sức, cây non lợi tiểu, tiêu viêm. Dịch cây lợi tiểu, kích thích và tiêu viêm. Thịt quả làm nhầy và bổ dưỡng. Cuống cụm hoa có tác dụng lợi tiểu, trừ giun.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cụm hoa non, cắt cho ra nhựa non chứa nhiều đường dùng làm đường Thốt lốt, cho lên men là rượu có vị thơm, ngọt dịu, chứa nhiều loại vitamin B. Thịt quả cho bột ngon, thường dùng ăn tươi.
Ở Ấn Độ, dịch cây dùng chữa các loại viêm nhiễm và phù thũng.
Ở Capuchia, nhân dân dùng các bộ phận của cây làm thuốc:
- Cuống của cụm hoa dùng trong các bệnh đau bụng do ảnh hưởng của sốt rét, nhất là sốt có sưng lá lách. Tách một miếng của trục cụm hoa, lấy 2 nắm cho vào nồi, đổ nước vào đun sôi trong 20 phút. Ngày uống 3 bát.
Để trị giun, hơ lửa dịu các cuống của cụm hoa, vắt ra lấy dịch, lọc qua vải lọc, thêm đường. Uống 1 chén vào sáng sớm lúc đói, trong nhiều ngày.
- Nhựa dùng uống lúc đói vào sáng sớm làm thuốc nhuận trường.
- Đường Thốt lốt dùng giải độc, nhất là giải độc strychnin.
- Cây non trị sỏi mật, trị lậu, trị lỵ.
- Rễ dùng trị lậu.
Ở Vân nam (Trung Quốc), người ta dùng để trị viêm gan.
3. Một số đơn thuốc sử dụng từ cây thốt nốt: theo BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ
Nhuận tràng: sáng sớm cắt cụm hoa lấy nước chảy ra từ cụm hoa uống, có tác dụng giải khát, nhuận tràng, phòng tránh táo bón.
Chữa đau họng do viêm họng, phòng bệnh viêm họng: mỗi ngày dùng một miếng đường thốt nốt nhỏ nhai, ngậm và nuốt, sẽ làm dịu họng, sát khuẩn và giữ cho họng, cuống phổi không bị khô rát.
Tác dụng lợi tiểu: rễ cây thốt nốt 50g, thái khúc, cho vào ấm đổ 3 bát con nước sắc nhỏ lửa còn 1 bát nước, uống ngày một lần; dùng liền 1 tuần.
Dùng cây thốt nốt non, thái khúc, cho vào ấm đổ 3 bát con nước sắc nhỏ lửa còn 1 bát nước, uống ngày một lần; dùng liền 1 tuần.
Dùng cuống cụm hoa (vòi hoa) 100g, thái thành từng miếng mỏng, sắc với 600ml nước trong 15 phút, chia làm nhiều lần uống trong ngày, dùng liền 1 tuần.
Trị giun đũa: lấy cuống cụm hoa thốt nốt nướng nóng, vắt lấynước, thêm ít đường, uống vào buổi sáng, mỗi lần khoảng 100ml, uống trong vài ngày vào buổi sáng có thể ra giun.
Cần chọn và sử dụng loại đường thốt nốt rõ nguồn gốc để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không có sự hiện diện của các hóa chất cũng như các thành phần nhân tạo nào khác.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations