menu
Cây Tỏi tai dê lá gân, Nhẵn diệp gân, Lan tai dê gân - Liparis nervosa (Thunb.) Lindl. (L. olorata (Willd.) Lindl.)
Cây Tỏi tai dê lá gân, Nhẵn diệp gân, Lan tai dê gân - Liparis nervosa (Thunb.) Lindl. (L. olorata (Willd.) Lindl.)
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Dược liệu Tỏi tai dê lá gân Vị đắng, tính mát; có tác dụng sinh tân tán ứ, thanh phế chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, lương huyết. Ở Trung Quốc, cây được dùng trị thổ huyết, khạc ra máu, trường phong hạ huyết, băng huyết, trẻ em kinh phong, nhiệt độc lở ngứa, rắn cắn.

2. Tỏi tai dê lá gân, Nhẵn diệp gân, Lan tai dê gân - Liparis nervosa (Thunb.) Lindl. (L. olorata (Willd.) Lindl.), thuộc họ Lan - Orchidaceae.

Mô tả: Lan mọc ở đất cao 20-30cm, có gốc thân phình thành giả hành to 1,5cm. Lá 3-6, phiến mỏng, mềm, dài 5-15 (-20)cm, rộng 2-6 (-8)cm, có 7 gân chính nổi rõ. Cụm hoa bông cao, thưa hoa; hoa vàng; lá đài bên xoan; cánh hoa hẹp hơn lá đài; cánh môi đỏ bầm, vuông dài, dài 6mm, ưỡn cong, có 2 phần phụ thể chai ở gốc; cột nhị nhuỵ màu xanh, dài cong và có 2 cánh. Quả nang xanh, dài 2,5cm.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Liparidis Nervosae, thường gọi là Kiến huyết thanh.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố rộng ở Tân và Cựu lục địa nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở nước ta, cây mọc trong rừng ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế và Lâm Ðồng.

Thành phần hoá học: Cây chứa alcaloid Norvosine.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính mát; có tác dụng sinh tân tán ứ, thanh phế chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, lương huyết.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, cây được dùng trị thổ huyết, khạc ra máu, trường phong hạ huyết, băng huyết, trẻ em kinh phong, nhiệt độc lở ngứa, rắn cắn. Liều dùng 8-16g (nếu tươi 15-30g) sắc uống, có thể dùng ngâm rượu.

Dùng ngoài giã đắp hoặc nấu nước rửa.

Tỏi tai dê lá gân, Nhẵn diệp gân, Lan tai dê gân - Liparis nervosa

What's your reaction?

Facebook Conversations