menu
Cây Trắc mũi giáo, Trắc lá mác, Trắc hoa to, Bạt ong - Dalbergia lanceolaria L. f
Cây Trắc mũi giáo, Trắc lá mác, Trắc hoa to, Bạt ong - Dalbergia lanceolaria L. f
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Dược liệu Trắc mũi giáo Ở Ấn Độ, vỏ dùng làm thuốc trị sốt gián cách và nước hãm uống dùng trị đầy bụng khó tiêu; dầu hạt dùng trị đau phong thấp.
Trắc mũi giáo, Trắc lá mác, Trắc hoa to, Bạt ong - Dalbergia lanceolaria

Trắc mũi giáo, Trắc lá mác, Trắc hoa to, Bạt ong - Dalbergia lanceolaria L. f., thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Mô tả: Cây gỗ lớn có lá rụng theo mùa, cao đến 15m, thân to đến 1m; nhánh non có lông. Lá dài 15-17cm; lá chét 7-11(15), hình trái xoan thuôn dài 3,5cm, rộng 1,5cm, đầu tròn hay hơi lõm, cứng, không lông, gân phụ hình mạng; lá kèm thon, cong, dài 12-15mm. Chuỳ thưa, dài 5-7cm, có lông, xuất hiện trước lá; đài có lông; tràng màu lam nhạt, cao 6mm; nhị 10 xếp 2 bó; bầu có ít lông. Quả dẹp, nhọn 2 đầu, dài 6-10cm, rộng 1,5-1,8cm; có cuống nằm trên đài dài 1-1,5cm; hạt 1-3, dài 11m..

Ra hoa tháng 5-6.

Bộ phận dùng: Vỏ và dầu hạt - Cortex et Oleum Dalbergiae Lanceolariae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng thường xanh và rừng thưa, dọc sông suối từ vùng trung du đến độ cao 1500m, từ Lai Châu, Ninh Bình (Cúc Phương) tới Lâm Ðồng.

Thành phần hoá học: Vỏ chứa 4% tanin.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Ấn Độ, vỏ dùng làm thuốc trị sốt gián cách và nước hãm uống dùng trị đầy bụng khó tiêu; dầu hạt dùng trị đau phong thấp.

What's your reaction?

Facebook Conversations