menu
WHO: Việt Nam cần ứng phó nguy cơ Covid-19 lan rộng
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

WHO: Việt Nam cần ứng phó nguy cơ Covid-19 lan rộng

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, tiến sĩ Takeshi Kasai đề nghị Việt Nam chuẩn bị cho tình huống dịch viêm phổi lây lan rộng hơn.

Dưới đây là bài viết của tiến sĩ Takeshi Kasai.

Khu vực chúng ta đang ở trong thời điểm quan trọng của dịch bệnh Covid-19. Mặc dù hiện tại phần lớn ca bệnh được báo cáo từ Trung Quốc, song đã có sự lây lan của virus trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu. 

Hiện tại, đã có báo cáo về các chùm ca bệnh mà không có sự liên hệ rõ ràng với Trung Quốc. Thông tin mới nhất cho thấy virus có thể có khả năng lây lan dễ dàng hơn so với gợi ý từ số liệu trước đây. Điều này không có nghĩa là virus sẽ bắt đầu lây lan một cách dễ dàng tại Việt Nam hay những nơi khác vào ngày mai, hay một lúc nào đó - tất nhiên chúng tôi hy vọng điều này sẽ không xảy ra. Tuy nhiên trong khi các quốc gia vẫn đang rất nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus, chúng ta cần phải sẵn sàng trong tình huống có sự lây lan rộng hơn. Điều này đòi hỏi sự hành động ngay từ hôm nay, bởi sự chuẩn bị cần thời gian, đặc biệt để đảm bảo sự ứng phó tới được tất cả mọi người, trên mọi miền của đất nước. 

Ứng phó với sự lây lan rộng hơn của virus đòi hỏi sự cân nhắc và lập kế hoạch kỹ lưỡng để quốc gia có thể sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất nhằm bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương và giảm thiểu các tác động tới sức khỏe và xã hội. Nếu không chuẩn bị vào lúc này, chúng ta sẽ không thể kích hoạt các kế hoạch đó khi cần thiết.  

Chẳng hạn, trong trường hợp ghi nhận sự lây lan rộng trong cộng đồng, chúng ta cần đảm bảo các cơ sở khám chữa bệnh có thể tập trung vào điều trị các trường hợp bệnh nặng và những người dễ bị tổn thương nhất, trong khi khuyến khích những người có biểu hiện bệnh nhẹ theo dõi tại nhà và tự hồi phục để tránh tình trạng quá tải tại các cơ sở khám chữa bệnh. Cần tiến hành các bước nhằm đảm bảo cơ sở khám chữa bệnh không trở thành nơi phát tán sự lây lan của virus, cho nhân viên y tế và cho những bệnh nhân khác.

Hơn nữa, trong trường hợp có sự lây lan rộng hơn, chúng ta không cần làm xét nghiệm đối với tất cả bệnh nhân nghi ngờ và không tìm kiếm người tiếp xúc với bệnh nhân. Thay vào đó, các quốc gia có thể tập trung nguồn lực có hạn của phòng xét nghiệm để theo dõi xu hướng diễn biến và sự lây lan về mặt địa dư của bệnh. Chính phủ sử dụng thông tin này cho việc đưa ra các quyết định đáp ứng y tế công cộng phù hợp nhất.

Tôi hiểu tại sao mọi người lo lắng, vì đây là một bệnh mới và còn nhiều điều chúng ta chưa biết. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là chuẩn bị. Bên cạnh các biện pháp mà Chính phủ có thể triển khai, chúng ta cùng chia sẻ trách nhiệm chung trong việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh đơn giản để không chỉ bảo vệ bản thân mà cho cả cộng đồng, bao gồm cả những người dễ bị tổn thương nhất.

Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng. Nếu bạn bị ho hay hắt hơi, hãy che miệng và mũi bằng khăn hoặc khuỷu tay. Giữ khoảng cách - chúng tôi khuyến nghị tối thiểu là một mét - với những người có biểu hiện không được khỏe. Nếu bạn bị ốm, hãy ở nhà để không lây bệnh cho người khác và đi khám nếu có khó thở.

Đừng lan truyền trên mạng những lời đồn đại và thông tin không chính xác tới bạn bè và người thân của mình. Khi mọi người có thông tin sai lệch, họ có thể có những quyết định gây hại cho bản thân và cho những người khác.  

Bên cạnh việc xem xét về khả năng lây lan của virus, chúng tôi vẫn theo dõi chặt chẽ tính trầm trọng của dịch bệnh. Trong số trường hợp bệnh báo cáo tại Trung Quốc tới nay, có khoảng 2% đã tử vong. Bên ngoài tỉnh Hồ Bắc, tỷ lệ bệnh nhân tử vong khoảng 0,4%.

Chúng ta cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ sự lây lan và sự trầm trọng của virus, đánh giá tình hình diễn biến tiếp theo của vụ dịch. Đồng thời, chúng tôi kêu gọi các quốc gia cần chuẩn bị và đưa ra các quyết định kịp thời dựa vào bằng chứng và diễn biến của dịch bệnh. Kể cả, cuối cùng, nếu không cần thiết phải thay đổi các biện pháp đáp ứng với dịch bệnh Covid-19, việc dành thời gian và nỗ lực này cũng luôn là điều đáng làm, vì nó giúp chúng ta có được sự chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với một bệnh hay dịch bệnh mới mà có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào. 

Tăng cường năng lực chuẩn bị ứng phó với dịch bệnh và các sự kiện y tế khẩn cấp luôn/sẽ là một lĩnh vực ưu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Chuẩn bị cho khả năng lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng là một phần của nỗ lực này.  

WHO sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam và các quốc gia trong những nỗ lực chuẩn bị và ứng phó. Dịch bệnh hiện tại là một thử nghiệm (test) cho tất cả chúng ta, không chỉ với những gì chúng ta đang phải đối mặt ngày hôm nay mà còn cả công tác chuẩn bị cho ngày mai. Từng bước một cần đảm bảo những nỗ lực chuẩn bị được triển khai tại mọi nơi trên mọi quốc gia. Cùng nhau, chúng ta sẽ có thể giảm thiểu được những tác động của dịch bệnh tới sức khỏe, xã hội và kinh tế.

Nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe/who-viet-nam-can-ung-pho-nguy-co-covid-19-lan-rong-4055052.html

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations