menu
Bình vôi, củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên, cà tom có tên khoa học là Stephania Glabra (Roxb), họ tiết dê Minispermaceae.
Bình vôi, củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên, cà tom có tên khoa học là Stephania Glabra (Roxb), họ tiết dê Minispermaceae.
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Bình vôi (Stephania glabra (roxb.) miers) là một loài cây dược liệu quí có tác dụng an thần, giảm đau, gây ngủ, hạ sốt, bảo vệ thần kinh, chống động kinh, hạ huyết áp.

1. Bình vôi-Stephania glabra , Menispermaceae

Bình vôi-Stephania glabra , Menispermaceae Bình vôi có tên thường gọi là củ một, củ mối trôn, ngải tượng, tử nhiên, cà tom… Tên khoa học của củ bình vôi là Stephania Glabra (Roxb), họ tiết dê Minispermaceae.

Tên khác: Ngải tượng.

Tên khoa học: Stephania glabra (Roxb.) Miers., Menispermaceae (họ Tiết dê)

Mô tả cây: Dây leo, thân rất nhỏ so với củ, dài có thể đến 10-20 m, gốc thân phình thành củ, thường hình cầu, nằm nửa chìm nửa nổi trong khe đá hay chìm trong đất; kích thước củ thay đổi tùy loài, có thể nặng đến vài chục kg. Lá hình tim, có góc cạnh hoặc không; cuống lá đính phía trong phiến lá, cách gốc lá khoảng 1/3. Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá hoặc những cành già đã rụng lá; hoa đực và hoa cái khác gốc; hoa đực có 5-6 lá đài, 3-4 cánh hoa màu vàng cam, 3-6 nhị, thường là 4; hoa cái có 1 lá đài, 2 cánh hoa; bầu hình trứng. Quả hạch hình cầu hơi dẹt, màu đỏ khi chín. Hạt cứng hình móng ngựa.

Phân bố, sinh thái: Cây mọc hoang ở những vùng núi đá hay núi đất tại các tỉnh gồm Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tây. Bình vôi là loại cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt và từ các phần khác còn lại sau khi bị cắt. Ngoài ra, từ củ bình vôi đem vùi 1/3 xuống đất hoặc chỉ cần đặt phần gốc tiếp xúc với đất ẩm cũng mọc thành cây mới. Bình vôi là loại dây leo nên khi trồng cần có giá thể leo. Mùa hoa quả tháng 4-8, đôi khi vào tháng 10.

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến: Củ (Tuber Stephaniae glabrae) là phần gốc thân phình ra thành củ đã cạo bỏ vỏ đen ở ngoài hoặc thái thành miếng phơi hay sấy khô. Thu hái khi cây bắt đầu tàn hay mới mọc dây mới. Củ được thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học: Alkaloid [(rotundin = hyndarin = tetrahydropalmatin), palmatin, cycleanin, stepharin, roemerin,…].

Tác dụng dược lýRotundin có tác dụng an thần, gây ngủ, giảm đau rõ rệt; cycleanin có tác dụng kháng viêm; roemerin có tác dụng gây tê tại chỗ; stepharin có tác dụng kháng cholinesterase.

Công dụng và cách dùng: Bình vôi được dùng làm thuốc an thần, giảm đau, trị đau lưng, nhức mỏi.

Dạng dùng: Thuốc bột, cao chiết toàn phần hay chiết lấy rotundin tinh khiết làm thuốc an thần.

Ghi chúMột số loài khác cũng mang tên “Bình vôi” và được dùng với công dụng tương tự: S. brachyandra Diels; S. cambodica Gagnep.; S. cepharantha Hayata; S. dielsiana Y.C.Wu; S. kwangsiensis H. S. Lo; S. pierrei Diels; S. rotunda Lour..v.v…

2. Một số bài thuốc trị bệnh từ củ bình vôi

Củ bình vôi vị đắng, ngọt, tính lương. Quy kinh can, tỳ.

Y học cổ truyền cho rằng, củ bình vôi có tác dụng an thần, trấn kinh, khắc phục triệu chứng suy nhược, nóng sốt, nhức đầu, rối loạn chức năng tiêu hóa…

Các nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện và ứng dụng điều chế củ bình vôi thành các bài thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể.

Trị mất ngủ

  • Bài 1: Củ bình vôi 12g, vông nem 12g, liên nhục 12g, long nhãn nhục 16g, táo nhân sao 12g. Sắc uống 01 thang/ngày, uống trong ngày và trước khi ngủ 30 phút.
  • Bài 2: Củ bình vôi 12g, vông nem 12g, liên tâm 6g, lạc tiên 12g, cam thảo 6g. Sắc uống 01 thang/ngày, uống trong ngày và trước khi ngủ 30 phút.

Trị suy nhược thần kinh

  • Thành phần: Củ bình vôi 12g, viễn chí chế 12g, thiên ma 12g, câu đằng 12g. Sắc uống 01 thang/ngày.

Trị đau dạ dày, loét dạ dày

  • Thành phần: Củ bình vôi 12g, xa tiền tử 12g, dạ cẩm 12g, khổ sâm 12g. Sắc uống 01 thang/ngày.

Trị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm khí quản mạn tính

  • Thành phần: Củ bình vôi 12g, huyền sâm 12g, cát cánh 12g, trần bì 10g. Sắc uống 01 thang/ngày.

Kiêng kỵ: Khi dùng các bài thuốc trên cần kiêng các thực phẩm sống, lạnh, béo ngọt quá mức, các chất kích thích.

3. Một số kết quả nghiên cứu về Bình vôi:

Một số kết quả nghiên cứu về Bình vôi: Tên phổ thông: Bình vôi . Tên gọi khác: Ngải tượng, Củ một, Dây mối tròn. Tên khoa học: Stephania rotunda Lour. (Syn.: Stephania glabra (Roxb.) Miers; S. hexandra Miers; Cissampelos glabra Roxb.) Họ thực vật: Bình vôi - Menispermaceae Juss.
  • Chea, A. (2007), chứng minh Bình vôi có hiệu quả chống sốt rét. Nghiên cứu tiếp theo cũng của nhóm nghiên cứu này tìm thấy nhiều alkaloid trong củ Bình vôi có tác dụng chống co thắt.
  • Gülçin, İ. (2010): Bình vôi có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống oxi hóa.
  • Desgrouas, C. (2014) đã có nghiên cứu toàn diện về thực vật dân tộc học và hóa học trên đối tượng là cây Bình vôi: Các bộ phận khác nhau của cây Bình vôi (Stephania rotunda) đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị khoảng 20 chứng rối loạn sức khỏe. Các phân tích hóa thực vật đã xác định được 40 ankaloid. Rễ chủ yếu chứa l-tetrahydropalmatine (l-THP), trong khi củ chứa cepharanthine và xylopinine. Hơn nữa, thành phần hóa học khác nhau giữa các vùng và theo thời kỳ thu hoạch. Các ankaloid thể hiện khoảng mười hoạt tính dược lý khác nhau. Các hoạt động dược lý chính của alkaloid tách chiết được trong Bình vôi có tác dụng chống co thắt, chống ung thư và điều hòa miễn dịch. Sinomenine, cepharanthine và l-stepholidine là những thành phần hứa hẹn nhất và đã được thử nghiệm trên người. Các thông số dược động học đã được nghiên cứu đối với 7 hợp chất, trong đó có ba hợp chất hứa hẹn nhất. Độc tính đã được đánh giá đối với liriodenine, roemerine, cycleanine, l-tetrahydropalmatine và oxostephanine. Nghiên cứu này kết luận Bình vôi (Stephania rotunda) theo truyền thống được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh; nghiên cứu dược lý đã xác nhận các công dụng khác nhau của Bình vôi trong y học dân gian. Nghiên cứu này nhấn mạnh 3 hợp chất hứa hẹn nhất tìm thấy trong cây Bình vôi, có thể tạo thành các chất tiềm năng trong các lĩnh vực y học khác nhau, bao gồm cả sốt rét và ung thư. 

What's your reaction?

Facebook Conversations