views
BÒNG BONG (Herba Lygodii)
Tên khác: Thòng bong, Cây leo cỏ đuôi chồn, Hải kim sa, Hải trung kim
Tên khoa học: Lygodium flexuosum (Linnaeus) Swartz, họ Bòng bong (Schizaeaceae).
Mô tả:
Hải trung kim là loài cây dây leo với cuống chính khá dày (2,5 mm), thân rễ bò. Lá cây dài xẻ 2, 3 nhánh lông chim dài khoảng 15 – 30 cm, sắp xếp xen kẽ dọc theo cuống chính. Mỗi cuống có từ 3-4 lá (đôi khi 5-6 lá) mỗi bên. Lá hải trung kim có diện tích 4-12 x 1-2,5 cm, mặt lá có phủ lông dài khoảng 3-8 mm. Lá có phần đáy phình to hình trái tim, nhỏ dần về phía đỉnh. Phần mép lá có các nang tròn, bào tử là những hạt phấn nhỏ màu vàng nhạt hay nâu vàng, chất nhẹ, sờ nhẵn, cảm giác mát tay, nom tựa cát biển.
Cây mọc chủ yếu ở các bụi rậm, bờ rào.
Bộ phận dùng: Cả dây mang lá (Herba Lygodii.).
Phân bố: Mọc phổ biến ở các bụi rậm, bờ rào. Cây phân bố chủ yếu tại ở miền đông châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea, Philippines, Australia.
Thu hái: Gần như quanh năm, phơi khô mà dùng, không phải chế biến khác.
Thành phần hoá học : Flavonoid, acid hữu cơ.
Tính vị: vị ngọt, tính hàn.
Công dụng: Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu, đái ra sỏi. Trị chấn thương, ứ huyết, sưng đau.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g dạng nước sắc (thường kết hợp với Thổ phục linh)
Bài thuốc:
1. Bài thuốc chữa vết thương phần mềm: Kinh nghiệm của cụ lang Long Hải Dương
(Hải Dương). Rửa vết thương bằng nước sau đây: Lá trầu không tươi 40g, Phèn phi 20g. Dùng 2 lít nước nấu lá Trầu không xong để nguội, gạn lấy nước trong cho Phèn phi vào, đánh cho tan, đem lọc để rửa vết thương.
Sau khi rửa vết thương, băng bằng thuốc sau đây: Lá mỏ quạ tươi (Cudrania cochinchinensis) rửa sạch bỏ cọng, giã nhỏ đắp lên vết thương. Nếu vết thương xuyên thủng thì đắp cả 2 bên: ngày rửa và thay băng 1 lần, sau 3-5 ngày thấy đỡ thì 2 ngày thay băng một lần. Nếu vết thương tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thay thuốc gồm lá Mỏ quạ tươi và lá Thòng bong hai thứ bằng nhau: Giã nát đắp vào vết thương, ngày rửa thay băng một lần, 3-4 ngày sau lại thay bằng thuốc: Lá Mỏ quạ tươi, lá Thòng bong, lá Hàn the 3 vị bằng nhau giã nát, đắp lên vết thương nhưng chỉ 2-3 ngày mới thay băng một lần (Tạp chí Đông y 4/1966).
2. Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, bụng dưới đau, bí bách: Hải trung kim 100g, Mang tiêu 100g, Hổ phách 40g, Bằng sa 20g. Tán thành bột, uống 5-8g/ngày, ngày 3 lần, uống với nưới chín.
3. Chữa tiểu tiện khó, đau rát: Hải trung kim 30g, Hoạt thạch 30g, Ngọn canh cam thảo 10g. Tán thành bột, mỗi lần uống 6g, ngày uống 2 – 3 lần với nước sắc mạch môn.
4. Chữa nhiệt chứng, niệu đạo nóng rát: Hải trung kim 60g, Kê nội kim 12g, Đông quỳ tử 9g, Xa tiền tử 15g, Kim tiền thảo 60g, Thạch vị 12g, Tiêu thạch 15g. Sắc uống ngày 1 thang, uống làm 3 lần trong ngày.
5. Chữa các chứng viêm nhiễm tiểu đường: Hải trung kim, phơi khô trong bóng râm. Tán bột. Ngày uống 8g với nước sắc cam thảo.
6. Chữa trẻ nhỏ tiểu nhỏ giọt, tiểu không thông: Cam thảo, hải trung kim, hoạt thạch, uất kim lấy lượng bằng nhau. Ngày uống 8g với nước địa phu tử.
Chú ý: Người ta dùng bào tử ở phía sau lá của loài Lygodium japonicum (Thunb.) Sw. gọi là Hải kim sa (Spora Lygodii) trị đái buốt, đái rắt.
Kiêng kỵ: Người thận dương hư tiểu nhiều không nên dùng.
Tham khảo:
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu)
Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi)
Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi)
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations