views
Thông tin từ TTXVN, UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành đề án về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Đề án này đưa ra mục tiêu đến năm 2025, trên địa bàn sẽ hình thành vùng trồng dược liệu tập trung với quy mô khoảng 4.500 hec-ta diện tích trồng cây sâm Ngọc Linh, 10.000 hec-ta diện tích trồng các loại dược liệu khác.
Mỗi huyện, thành phố có ít nhất một cơ sở sản xuất, cung ứng giống cây dược liệu với diện tích trên một hec-ta, công suất đạt từ 1-2 triệu cây/năm và khai thác khoảng 1.000 tấn dược liệu các loại…
Đến năm 2030, tỉnh sẽ có diện tích trồng cây dược liệu khoảng 25.000 hec-ta. Trong đó, có 10.000 hec-ta diện tích trồng cây sâm Ngọc Linh. Sản lượng các loại dược liệu đạt trên 130.000 tấn. Ngành dược liệu đóng góp khoảng 15% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh.
Các mục tiêu của đề án nhằm giúp địa phương khai thác tiềm năng về dược liệu, sử dụng hiệu quả nguồn dược liệu tự nhiên. Đặc biệt là đến năm 2025, vùng dược liệu tỉnh Kon Tum sẽ phát triển thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia, quảng bá sản phẩm đến các tỉnh trong nước và thế giới.
Năm 2022, tỉnh Kon Tum đã có gần 1.800 hec-ta diện tích trồng cây sâm Ngọc Linh. Trong đó, diện tích trồng thêm là 508 hec-ta. Diện tích các loại dược liệu khác khoảng 5.120 hec-ta, đạt 109,8% so với kế hoạch đề ra.
Địa phương có quy mô trồng sâm Ngọc Linh lớn nhất là Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) với diện tích trên 1.680 hec-ta, chiếm 96,5% tổng diện tích trồng sâm của toàn tỉnh.
Ngoài ra, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, trên địa bàn tỉnh có hơn 850 loài cây thuốc và nấm làm thuốc, trong đó, có 30 loại cây thuốc có nhu cầu lớn cho thị trường và khoảng 27 loại cây thuốc được sử dụng nhiều trong cơ sở khám chữa bệnh như sâm Ngọc Linh, lan kim tuyến, hồng đẳng sâm…
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations