views
Chòi mòi Henry
Chòi mòi Henry - Antidesma henryi Pax et Hoffm (A. paxii Metc), thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Mô tả: Cây nhỏ hay cây gỗ cao 3-6m. Lá hình bầu dục hay trái xoan, nhọn hay tù ở gốc, nhọn thành mũi, có mũi cứng ở đầu, dạng màng, nhẵn hoặc chỉ hơi có lông trên gân. Hoa thành bông đơn hay phân nhánh, hầu như nhẵn. Quả có đường kính 7mm, đỏ rồi đen, nhẵn và có lỗ tổ ong.
Hoa tháng 6, quả tháng 7.
Bộ phận dùng: Lá - Folium Antidesmae Henry.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng tới độ cao 400m từ Hà Tây tới Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam - Ðà Nẵng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá giã ra, lẫn với giấm, dùng chống xuất huyết.
Hình ảnh cây Chòi mòi Henry
Tham khảo thêm
Tên việt nam: Chòi mòi, Chu mòi, Cây cơm nguội
Tên khoa học: Antidesma ghaesembilla Gaertn
Tên đồng nghĩa: Antidesma Henryi Pax Et Hoffm (A. paxii Metc)
Cấp bậc sinh giới
Bộ: Sơ ri (tên khoa học là Malpighiales)
Họ: Diệp Hạ Châu (tên khoa học là Phyllanthaceae)
Chi: Antidesma (tên khoa học là Antidesma)
Thuộc: Quí hiếm & đặc hữu
Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)
Công dụng: Trị ho, đau đầu, bệnh phụ nữ
Cây tự nhiên
Đặc điểm nhận dạng:
Mô tả: Cây gỗ nhỏ cao 3-8m. Nhánh cong queo, có lông thưa, sau nhẵn và có màu xám nhạt. Lá hình bầu dục hay hình thoi hẹp hoặc bầu dục tròn, có khi hình tim, mặt dưới đầy lông như nhung. Cụm hoa chuỳ gồm 3-8 bông ở ngọn hay ở nách các lá phía trên. Hoa đực không cuống có 4-5 lá đài; 4-5 nhị có bao phấn hình chữ U; nhuỵ lép có lông. Hoa cái gần như không cuống, có 4 lá đài; bầu có lông mềm, 3-4 đầu nhuỵ. Quả tròn, to 4,5mm, hình bầu dục dẹt. Ra hoa tháng 4-6.
Bộ phận dùng: Vỏ, cành non, lá và hoa, quả.
Phân bố, sinh thái: Cây của miền Mã Lai và Châu Đại dương, mọc hoang ven rừng, trong rừng thưa vùng rừng Bảy Núi. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Tính chất và tác dụng: Chưa có tài liệu nghiên cứu.
Công dụng: Quả ăn được, có vị chua, dùng chữa ho, sưng phối. Hoa chữa tê thấp. Ở Campuchia, vỏ, cành non và lá được sử dụng nhiều hơn. Vỏ chữa ỉa chảy và làm thuốc bổ. Cành non dùng để điều kinh. Lá dùng ngoài đắp chữa đau đầu.
Cách dùng: - Tiêu chảy, dùng vỏ chòi mòi, vỏ cây van núi và gáo tròn mỗi thứ đều nhau, độ 1 nắm, cho thêm 600ml nước sôi hãm lấy nước chia ra uống 9-3 lần trong ngày.
- Thuốc bả, dùng vỏ chòi mòi và vỏ dứa thơm (lấy 7 miếng vỏ chòi mòi dài 5-6cm, rộng cỡ 2 dốt lóng tay và lượng vỏ dứa thơm cũng tương đương) cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1/3. Dùng trong ngày. Dùng cho phụ nữ mới sinh uống để lấy lại sức, giữ da dẻ sau khỉ sinh.
- Điều kinh, phối hợp cành non chòi mòi với rễ đu đủ. Dùng mỗi thứ một nắm to (50g) cho vào 2-3 bát nước đun sôi trong 1-2 giờ lấy nước uống trong ngày.
- Đau đầu, dùng lá chòi mòi tươi giã ra dắp vào thóp thở trẻ sơ sinh và vào đầu trẻ em bị cảm cúm.
Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.
Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.121.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations