menu
Cây dược liệu cây Gáo, Gáo trắng, Cà tôm, Phay vì - Anthocephalus cadamba (Roxb.) Miq (A. indicus A. Rich., Nauclea calamba Roxb.)
Cây dược liệu cây Gáo, Gáo trắng, Cà tôm, Phay vì - Anthocephalus cadamba (Roxb.) Miq (A. indicus A. Rich., Nauclea calamba Roxb.)
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo y học cổ truyền, dược liệu Gáo Vỏ bổ, hạ nhiệt, làm se. Ðế hoa hoá nạc dùng ăn được. Ở Yên Bái, vỏ dùng ngâm trong nước sôi chữa ho được xem như là bổ. Ở Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, vỏ dùng chữa sốt rét. Ở Lào Cai, người ta dùng vỏ để nhuộm đen.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Gáo

Gáo, Gáo trắng, Cà tôm, Phay vì - Anthocephalus cadamba (Roxb.) Miq (A. indicus A. Rich., Nauclea calamba Roxb.), thuộc họ Cà phê- Rubiaceae.

Mô tả: Cây gỗ lớn cao 15-20m, thân thẳng, hình trụ, tán rộng. Lá hình bầu dục, thuôn, xoan hay xoan ngược, đột nhiên cụt hay thon nhọn ngắn và tròn ở gốc, có mũi, nhọn ở đầu, dài 10-20cm, rộng 5-7cm, có lông khi còn non, lấp lánh và màu nâu sẫm ở trên, nâu sáng ở dưới; cuống lá 2-3 cm. Hoa màu da cam, thành đầu hình cầu, đơn độc, ở ngọn, đường kính 2,5-6cm. Quả khô, cao 5mm, rộng 1,5mm, dai, dính phần gốc với đế hoa nạc. Hạt đen đen, có góc.

Hoa tháng 7-9, quả tháng 10-11.

Bộ phận dùng: Vỏ và lá - Cortex et Folium Anthocephali.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Xri Lanka, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc ở các tỉnh từ Lào Cai, Hà Giang, Hoà Bình đến các tỉnh miền Trung. Cây ưa đất tốt, tầng đất dày và ẩm. Tái sinh hạt mạnh, sinh trưởng nhanh, ở chỗ ẩm sáng, dọc theo bìa rừng, ven suối.

Thành phần hoá học: Có một chất đắng tương tự acid cinchotannic. Hoa chứa tinh dầu. Vỏ chứa alcaloid, steroid, chất béo và đường giảm.

Tính vị, tác dụng: Vỏ bổ, hạ nhiệt, làm se.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðế hoa hoá nạc dùng ăn được. Ở Yên Bái, vỏ dùng ngâm trong nước sôi chữa ho được xem như là bổ. Ở Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, vỏ dùng chữa sốt rét. Ở Lào Cai, người ta dùng vỏ để nhuộm đen.

Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ trị rắn cắn. Nước sắc lá dùng súc miệng trong trường hợp bị bệnh aptơ. Quả se dùng trị ỉa chảy. Ở Campuchia, nhân dân vùng Xiêm Riệp dùng thân và vỏ để chế một loại thuốc giảm đau và làm dịu.

What's your reaction?

Facebook Conversations