views
Tam giác mạch là lương thực phụ của người dân, nhờ mùa hoa làm dịch vụ du lịch mà người dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống. Cây tam giác mạch là cây thuốc, là nguồn chất rutin tự nhiên. Rutin được dùng làm thuốc phòng ngừa các tai biến mạch máu do xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch gây nên.
Tam giác mạch còn có tên kiều mạch, lúa mạch đen, mạch ba góc. Tên khoa học: Fagopyrum esculentum Moench., họ Rau răm (Polygonaceae). Cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30 – 90 cm (0,5 – 1,5 m), Thân đứng nhẵn, màu lục hoặc đỏ, phân cành nhiều. Lá mọc so le, tam giác nhọn, gốc lá hình tim, đầu nhọn, mép nguyên, có cuống, hai mặt nhẵn; các lá ở trên ngọn hẹp, hầu như không có cuống hoặc ôm lấy thân, lá bẹ chìa mỏng. Chùm hoa ở nách lá hay ở ngọn, thành xim; hoa màu trắng hay hơi hồng, 5 phiến hoa, nhị 8 mọc xen kẽ, có cuống. Quả bế 6 – 8 mm, hình bầu dục, ba góc nhọn, hơi vượt quá đài hoa, màu nâu đen. Hạt có nội nhũ.
Tam giác mạch được trồng nhiều ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên để làm lương thực phụ và dùng chăn nuôi.
Thành phần hoá học:
Toàn cây chứa glucosid, chủ yếu là rutosid, nhiều nhất ở lá (1,78 % - 7,92%), ở thân (0,09% - 1,4%); hàm lượng rutosid giảm nhanh do men thuỷ phân có trong cây thành quercetin và rhamnose. Ngoài ra còn có quercetin, hyperin, acid protocatechic, epicatechic, squalene, ox- tocopherol … Hạt có chứa acid phytic và các aflatoxin. Rễ chứa oxymethyl anthraquinon. Trong bột quả có 10 – 11 % protid, 2 % đường, 65% tinh bột.
Người ta nghiên cứu sự phân bố của vitamin E, squalene, epicatechin và rutin trong cây Tam giác mạch trong suốt giai đoạn phát triển. Chất ox- tocopherol, thành phần chính của vitamin E được tìm thấy trong tất cả bộ phân của cây và có liên quan với nhiệt độ, hạn hán, độ chiếu sáng (bức xạ mặt trời). Để sử dụng Tam giác mạch như nguồn chất antioxidant cho người ăn kiêng, bộ phận thích hợp nhất là lá và hoa trong giai đoạn nở hoa hoàn toàn vì rutin và epicatechin có số lượng lớn nhất. Có sự khác biệt xuất hiện ở các loài tam giác mạch, đặc biệt là rutin và squalene.
Tính vị và tác dụng:
Tam giác mạch vị chát, hơi ngọt, tính bình; vào các kinh tỳ, vị và đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp, tiêu thũng (khai vị, hạ khí, tiêu tích). Rutosid có tác dụng giống vitamin P làm tăng độ chịu đựng và giảm độ thấm của mao mạch, có tác dụng lợi tiểu. Lá và phần non của Tam giác mạch ở một số nước được dùng như thực phẩm. Phẩm màu xanh bao gồm bột xay lá khô được sử dụng như phẩm màu tự nhiên, là chất bảo vệ da ngăn ngừa ung thư da do tác dụng chống oxy hoá và hấp thụ tối đa ánh nắng trên da.
Công dụng:
Bột dùng nấu cháo, làm bánh, là nguồn thức ăn quan trọng với đồng bào miền núi. Quả và lá làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Chất rutosid thường dùng đề phòng tai nạn về mạch máu như vữa xơ động mạch, tăng huyết áp (viêm võng mạc, ban xuất huyết), trong trường hợp viêm da do tia rơnghen, trong rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch. Dùng tam giác mạch có 3 tác dụng: hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ đường huyết . Một số nơi dùng lá nấu canh ăn dễ tiêu và làm sáng mắt, thính tai. Bột hạt dùng như chất làm mềm và tan sưng; làm thuốc kiện vị, thu liễm, chống đổ mồ hôi. Ở Trung Quốc, tam giác mạch dùng chữa tràng vị tích trệ, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, bạch trọc, bạch đới. Ngày nay, tam giác mạch còn là nguyên liệu sản xuất bột ăn kiêng, chất bảo vệ da và chiết rutin…
Một số cách dung tam giác mạch làm thuốc:
Nước sắc tam giác mạch: lá tam giác mạch tươi 100g, ngó sen 4 cái, sắc uống trong ngày. Chữa tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt, ban xuất huyết.
Bột tam giác mạch: tam giác mạch sao vàng xay thành bột mỗi lần uống 10 – 15g, ngày uống 2 lần chiêu với nước sôi còn ấm. Chữa đầy bụng, tiêu chảy, mụn nhọt, bạch đới, lỵ.
Bánh tam giác mạch: tam giác mạch 500g, cho đường đỏ (đường mía) sau đó cho nước vừa đủ nhào trộn làm thành bánh, rồi nướng chín ăn liên tục trong mấy ngày liền. Chữa suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm.
Tam giác mạch hấp mực, nấm: mực ống 200g, hạt tam giác mạch 50g, nấm rơm 50g, hành tây 50g; muối, đường, tiêu và phô mai vừa đủ. Mực rửa sạch bằng gừng và rượu cho hết mùi tanh, tẩm ướp muối, đường, tiêu, phô mai. Hành tây, nấm rơm (ngâm nở, rửa sạch), sau đó thái hạt lựu, trộn cùng hạt tam giác mạch, hấp chín.Món này bổ dưỡng, thanh nhiệt giải độc.
Làm sữa rửa mặt: bột tam giác mạch vừa đủ cho chút nước để trộn đều sền sệt như cháo, rồi thoa đều lên da mặt và mát-xa chừng vài phút sau đó rửa mặt. Trị mụn đầu đen, làm mịn da.
Chú ý: Không dùng hạt và sản phẩm từ hạt tam giác mạch có dấu hiệu nấm mốc.
Tìm hiểu chi tiết cây Cây dược liệu cây Kiều mạch, Mạch ba góc - Fagopyrum ...
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations