menu
Loài cây thuốc mọc tự nhiên có ở Việt Nam trị axit uric cao cực tốt
Loài cây thuốc mọc tự nhiên có ở Việt Nam trị axit uric cao cực tốt
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo bài công bố trên Nutrients, các thí nghiệm trên mô hình chuột cho thấy nếu sử dụng liều tối đa, chiết xuất từ cây muối có thể kéo giảm nồng độ axit uric trong máu lên tới gần 40%.

Các nhà nghiên cứu từ Khoa Khoa học và Kỹ thuật thực phẩm - Đại học Khoa học và Công nghệ Côn Minh (Trung Quốc) cho biết họ đã sử dụng một loại men chiết xuất từ quả của loài cây có danh pháp khoa học là Rhus chinesis Mill cho thử nghiệm.

Đó là một loài cây mọc và cả được trồng nhiều ở Trung Quốc cũng như một số quốc gia Đông Nam Á, từ lâu đã được ứng dụng trong y học cổ truyền.

Tại Việt Nam, loài cây này được gọi là cây muối, mọc hoang phổ biến ở khu vực Tây Nguyên và cả một số tỉnh phía Nam. Những nốt dài ở trên cuống lá và cành do ấu trùng của sâu Schlechtendalia chinensis vị thuốc "ngũ bội tử", được dùng trong Đông y.

Trong nghiên cứu, các tác giả đã khám phá ra cơ chế đặc biệt của chiết xuất cây bmuoosi, khi nó điều chỉnh một số enzyme, protein liên quan việc tăng axit uric ở các con chuột được cho ăn với hàm lượng purine cao.

Ở con người, việc "nạp" purine quá mức xảy ra khi tiêu thụ quá dư thừa đạm, nhất là thịt đỏ, hải sản... hoặc dùng quá nhiều đồ uống có cồn. Purine quá cao làm tăng axit uric máu, tiền đề cho các cơn gout (gút) đau đớn.

Ngoài ra, chiết xuất cây muối còn giúp bảo vệ thận khỏi tổn thương do hàm lượng axit uric quá cao trong máu gây ra, chủ yếu do đặc tính chống viêm và chống oxy hóa tốt.

Từ các kết quả trên, các nhà khoa học kết luận rằng cây muối cần đưa vào các nghiên cứu chức năng sâu hơn nhằm tạo ra một phương thuốc bổ sung cụ thể để điều trị tăng axit uric máu, một "vấn đề thời đại".

Tuy vậy, lời khuyên chung của các bác sĩ luôn là "trị từ gốc", tức giảm bia rượu và có một chế độ ăn uống lành mạnh hơn khi bạn phát hiện axit uric tăng cao lúc làm xét nghiệm, hoặc nặng hơn là đã bị bệnh gout.

Theo laodong

Sơn muối - Rhus chinensis Mill. Danh pháp đồng nghĩa Rhus javanica auct. Rhus semialata Murray

Sơn muối - Rhus chinensis Mill. Danh pháp đồng nghĩa Rhus javanica auct. Rhus semialata Murray

Muối, còn gọi là sơn muối, dã sơn, diêm phu mộc, ngũ bội tử thụ (Tên khoa học: Rhus chinensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Đào lộn hột. Loài này được Mill. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1768.

Tên việt nam: Cây Muối

Tên khoa học: Rhus Chinensis Mill (Rhus javanica L., R. semialata Murr.)

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Thực vật

Họ: Đào lộn hột (tên khoa học là Anacardiaceae)

Thuộc: Sách đỏ

Tình trạng bảo tồn: Tuyệt chủng (EX)

Công dụng: Lỵ, Tiêu hóa, Tiêu chảy, đau bụng

Đặc điểm nhận dạng:

Loài R. Chinensis

Tên khác Diêm phu mộc, Ngũ bội tử thụ, Cây muối, Dã sơn, Sơn bút, Chu môi

Mô tả: Cây bụi hay cây gỗ, cao 4-10m. Lá kép mọc so le. Lá chét khía răng ; phiến lổ khổ dai ; cuống lá hình trụ, có cánh nhiều hay ít. Hoa màu trắng, họp thành chùy rộng, nhiều nhánh.

Ra hoa quả tháng 6-10.

Quả hạch gần hình tròn, phủ lông ngắn, màu đỏ. về mùa hè, trên chùm quả thường phủ một lớp màu trắng như muối, có vị mặn nhưng chua. có quả chín tháng 10 tới tháng Giêng.

Bộ phận dùng: Rễ, lá và nốt lồi ở lá.

Phân bố sinh thái: Cây của lục địa Đông Nam Á châu, mọc hoang ờ vùng rừng Bảy Núi, sống ven đường, nơi đất hơi ẩm.

Trên cuống lá và cành cây muối, thường có những nốt dài 3-6cm, do ấu trùng của sâu Schlechtendalia chinensis gây ra. Trong nốt có nhiều tanin nên được dùng để nhuộm, chế mực viết hay làm thuốc thu liễm (gọi là Ngũ bội tử). Thu hái ngũ bội tử vào mùa thu, hấp nước sả 3-5 phút rồi phơi khô hoặc hơ nóng trong lửa để diệt sâu rồi phơi hay sấy khô. Rễ thu hái quanh năm. Lá thu hái vào hạ thu.

Tính chất và tác dụng: Rễ có vi chua và mặn, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiều, hóa đờm, tiêu ứ, cầm máu. Ngũ bội tử có vị chua và chát, tính bình, có tác dụng làm săn da, cầm ỉa chảy, chống ho, cầm máu, làm ngưng toát mồ hôi.

Công dụng: Rễ muối dùng trị cảm mạo phát sốt, viêm khí quản mãn tính, ho, ho ra máu, viêm ruột, lỵ, trĩ chảy máu, bệnh về mạch vành, viêm gan, phù thũng. Dùng 15-60g, dạng thuốc sắc. vỏ rễ dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, rắn cắn, dị ứng sơn. Giã câv tươi đắp hay đun sôi lấy nước rửa. Rễ cây này đem đun sôi lấy nước cho thêm đường đỏ vào để uống là phương thuốc dân gian kinh nghiệm chữa sốt rét. Ngũ bội tử dùng tri lỵ ra máu và ỉa chảy mãn tính, ho mãn tính, di mộng tinh, trĩ ra máu, đại tiện ra máu, sa trực tràng, chảy máu. Dùng 30g, dạng thuốc sắc. Dùng bôi ngoài trị bỏng và khỏi đau nhức, lại có tác dụng diệt khuẩn. Có thể chữa thấp chấn, ghẻ ngứa.

Lá sắc đặc ngậm dùng rút mủ chân răng. Quả có thề dùng ngoài nấu nước rửa mụn nhọt, ghẻ lở. vỏ cây cũng dùng được như thế.

Đơn thuốc :

- ỉa chảy, lỵ ra máu, băng huyết : 2-4g ngũ bội tử tán bột uống hoặc sắc uống. Có thể phối hợp với rễ vú bò và vỏ cây máu chó.

- Lòi dom, lở loét, vết thương : Rửa bằng dung dịch 5-10% ngũ bội tử.

- Viêm chân răng có mủ : Cành lá cây muối nấu nước đặc ngậm.

Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Hiện nay loài cây này rất hiếm gặp trên vùng núi. Cần bảo vệ để mở rộng quần thể.

Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr.102.

What's your reaction?

Facebook Conversations