menu
Tất cả các cơ sở sản xuất TPCN và thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn GMP, từ 1/7/2019
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Tất cả các cơ sở sản xuất TPCN và thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn GMP, từ 1/7/2019

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Theo quy định từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN) và thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn GMP, với các điều kiện tiệm cận điều kiện sản xuất thuốc. Đây được coi là công cụ để ngăn chặn các thực phẩm kém chất lượng lọt ra thị trường.

Kiểm soát chất lượng của thị trường thực phẩm chức năng

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường TPCN

TS. Phạm Hưng Củng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội TPCN Việt Nam cho biết, Việt Nam có nhiều thuận lợi phát triển TPCN với hơn 4.000 thảo dược, 9.000 cây làm thực phẩm truyền thống. Kết hợp với sự phát triển của công nghệ, Việt Nam có nhiều điều kiện để đưa thảo dược thành sản phẩm cho sức khỏe.

Số liệu thống kê của Hiệp hội TPCP Việt Nam cho biết, nếu như năm 2000 mới chỉ có khoảng 63 sản phẩm TPCN của 13 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam thì đến nay cả nước đã có tới 4.190  doanh nghiệp (DN) tham gia sản xuất và kinh doanh với khoảng 10.930 sản phẩm đang lưu hành. Đây cũng là thị trường hấp dẫn với DN trong và ngoài nước.

Sự phát triển “thần tốc” này khiến việc kiểm soát hoạt động kinh doanh TPCN thêm khó khăn. Nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng được quảng cáo thái quá về tính năng sản phẩm. Nhiều vụ phát hiện và thu giữ gần đây cho thấy, các đối tượng làm giả TPCN rất tinh vi, có đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để đóng gói, dán tem nhãn sản phẩm không khác gì hàng chính hãng.

Thông tin tại tọa đàm trực tuyến “Thực phẩm chức năng - Thực trạng và giải pháp phát triển” vừa diễn ra với sự tham gia của đại diện các DN sản xuất TPCN và đại diện của Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế, ông Trần Văn Châu - Cục ATTP - Bộ Y tế cho biết, chỉ riêng trong tháng 8/2018, Cục đã xử lý 81 trường hợp vi phạm. Chủ yếu các trường hợp vi phạm này là về các sản phẩm giảm cân. “Có được việc phát hiện và xử lý kịp thời này Cục đã tăng cường và chủ động giám sát thông qua 2 kênh. Một là đường dây nóng của Cục thông qua ghi nhận phản ánh của người tiêu dùng hoặc thông qua phản ánh của báo chí”, ông Châu cho biết.

Tiêu chuẩn GMP trong sản xuất TPCN: Tạo “sân chơi” bình đẳng cho DN nội và ngoại?

Nhằm tạo ra một môi trường đầu tư sản xuất, kinh doanh lành mạnh đối với sản phẩm TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, ngày 2/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 15 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ATTP thay thế cho Nghị định 38 trước đây. Trong Nghị định mới này có một nội dung quy định từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất TPCN và thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn GMP, với các điều kiện tiệm cận điều kiện sản xuất thuốc. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu sau 1/7/2019, các DN sản xuất TPCN không đạt tiêu chuẩn GMP, không được cấp chứng nhận GMP thì sẽ không được phép tiếp tục sản xuất. Đây được coi là công cụ để ngăn chặn các thực phẩm kém chất lượng lọt ra thị trường.

Nhiều DN đã kiến nghị Cục ATTP và cơ quan chức năng cho phép sản phẩm đã được cấp công bố trước tháng 7/2018 thì được phép sản xuất tại nhà máy trước đó.

Về vấn đề này, ông Trần Văn Châu cho biết, hiện nay, có gần 4.000 cơ sở sản xuất kinh doanh TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Trong đó, có gần 1/10 cơ sở sản xuất, có cơ sở không phải là nhà sản xuất nhưng có hợp đồng với nhà máy sản xuất nào đó, riêng GMP là quy chuẩn tốt với nhà máy sản xuất TPCN.

Theo lộ trình, ngày 1/7/2019, DN ở nước ngoài vào Việt Nam cũng phải thực hiện, nếu không thực hiện quy chuẩn này thì không được vào Việt Nam.

Theo ông Trần Văn Châu, đây sẽ là cuộc chơi bình đẳng bởi nếu DN nước ngoài không thực hiện thì không thể vào Việt Nam được. Với tiêu chuẩn GMP thì tình trạng làm ăn gian dối, đưa chất này chất kia vào trong TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ bị loại bỏ, tình trạng chỉ mấy mét vuông cũng sản xuất TPCN/thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ được chấm dứt để tạo thị trường lành mạnh. Ông Châu cũng cho biết, với những sản phẩm sản xuất trước ngày 1/7/2019 thời hạn lưu hành và sử dụng sản phẩm vẫn như bình thường đó là thời gian 24 tháng.

Đưa ra quan điểm về vấn đề này, TS. Phạm Hưng Củng cho rằng, đúng ra thì cả 5 tiêu chuẩn GMP - GLP - GSP - GDP - GPP chúng ta đều phải thực hiện. Nếu DN không đáp ứng được tiêu chuẩn của GMP có nghĩa DN không thể xuất khẩu sang các thị trường khác thuộc ASEAN, chưa nói đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn tại các thị trường như Mỹ, châu Âu...

Cũng theo ông Củng, Nghị định này mở ra cơ hội cho DN chứ không phải là khó khăn. Câu hỏi đặt ra là, DN có tận dụng được cơ hội này không và tận dụng như thế nào? Theo đó, để đáp ứng được tiêu chuẩn của GMP, DN phải đáp ứng không chỉ quy mô sản xuất mà còn là cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, con người và quy trình quản lý... đều phải thay đổi theo tiêu chuẩn GMP. DN muốn phát triển bền vững thì phải đạt GMP.

Thái Bình / Báo sk&đs

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations