menu
Tìm đầu ra cho du lịch làng nghề Phú Xuyên
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Tìm đầu ra cho du lịch làng nghề Phú Xuyên

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Huyện Phú Xuyên (Hà Nội) được biết đến là một trong những huyện có nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Nội. Việc kết hợp với du lịch để tìm thêm hướng phát triển mới cho làng nghề đang được địa phương quan tâm.

Nghệ nhân Trần Đình Hà (làng nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ) giới thiệu về tác phẩm khảm trai chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nghệ nhân Trần Đình Hà (làng nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ) giới thiệu về tác phẩm khảm trai chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Điểm đến hữu ích cho du khách trong và ngoài nước

Kết nối điểm đến

Làng nghề ở Phú Xuyên đã và đang dịch chuyển dần theo hướng xây dựng làng nghề gắn với du lịch; chú trọng đào tạo nghề, hình thành các không gian làng nghề theo mô hình khu sản xuất, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm… Cùng với đó, lợi thế về giao thông, nằm cạnh quốc lộ 1A phần nào tạo thêm thuận lợi cho du khách khi tiếp cận các làng nghề ở Phú Xuyên.

Có thể nói, 100% thôn làng ở huyện Phú đều có nghề truyền thống; có 78 làng nghề được duy trì và phát triển mạnh mẽ, trong đó có 40 làng nghề đã được UBND TP Hà Nội công nhận làng nghề truyền thống, đứng thứ 3/30 quận, huyện của Thủ đô về số làng có nghề là một lợi thế không nhỏ. Nhiều làng nghề đã và đang phát triển mạnh, như: làng nghề khảm trai, sơn mài xã Chuyên Mỹ; làng nghề tò he ở xã Phượng Dực; làng nghề đan cỏ xã Phú Túc; làng nghề da giày xã Phú Yên; làng nghề may mặc xã Vân Từ; làng nghề dệt lưới xã Quang Trung; làng nghề mộc xã Tân Dân, làng nghề hương xã Văn Hoàng, làng nghề bánh kẹo xã Hoàng Long…

Mới đây nhất, ngày 17/10/2018, Sở Du lịch Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên tổ chức chương trình khảo sát, kết nối điểm đến, xây dựng điểm đến làng nghề ở Phú Xuyên. Đoàn đã khảo sát làng nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ, làng nghề may mặc xã Vân Từ, làng nghề giày da xã Phú Yên; ngoài ra, đoàn còn khảo sát thêm khu nhà cổ thôn Cựu ở xã Vân Từ. Điều này cho thấy, địa phương đã và đang nỗ lực kết nối điểm đến, doanh nghiệp, nhằm khai thác tối đa lợi ích của làng nghề.

Chế tác quà lưu niệm ở làng nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ

Chế tác quà lưu niệm ở làng nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ

Nên có kế hoạch dài hạn

Trưởng phòng Quản lý Lữ hành – Sở Du lịch Hà Nội Trịnh Xuân Tùng cho rằng, việc xây dựng điểm đến du lịch phải có sự đầu tư dài hạn, làm dần dần. Đối với Phú Xuyên, các làng nghề tuy không mới, nhưng chưa có sự kết nối thường xuyên với các doanh nghiệp lữ hành. Do vậy, không nên quá kỳ vọng, đòi hỏi trở thành điểm đến thu hút đông khách ngay, hay trở thành một tour du lịch hoàn chỉnh; nên chăng chỉ là một điểm đến trong chuỗi điểm đến của một hành trình tour du lịch, được các doanh nghiệp chào bán cho du khách. Ông Trịnh Xuân Tùng cũng đồng thời cho rằng, thế mạnh của Phú Xuyên là làng nghề; địa phương cần chú ý đầu tư, quy hoạch và khai thác theo hướng phát triển điểm đến du lịch làng nghề. Ông Trịnh Xuân Tùng nhấn mạnh: “Để khai thác du lịch, địa phương cần quan tâm nhiều đến cảnh quan môi trường, đảm bảo xanh, sạch, đẹp và vệ sinh tốt; lắp đạt các biển báo, chỉ dẫn cho du khách tham quan. Bên cạnh đó, địa phương cũng phải có kế hoạch cụ thể, quy hoạch các phân khu chức năng đón tiếp, phục vụ khách, dịch vụ bổ trợ… Đặc biệt, phải phối hợp, kết nối tốt với các doanh nghiệp lữ hành trong quá trình khai thác, đón tiếp và phục vụ du khách”.

Thực tế cho thấy, các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống nói chung, các làng nghề ở Phú Xuyên nói riêng, đều có tiềm năng phát triển thành điểm đến du lịch làng nghề. Tuy nhiên, để trở thành điểm đến du lịch, cần sự phối hợp của nhiều yếu tố. Bà Trần Thị Minh Đức - Trưởng phòng Inbound Vietrantour cho rằng, Phú Xuyên phải quy hoạch lại không gian làng nghề cho phù hợp, đảm bảo tạo thuận lợi cho du khách khi đến tham quan. Cần có khu sản xuất, khu trải nghiệm, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm; sắp xếp lại quy trình sản xuất cho gọn gàng, ngăn nắp; cho phép du khách cùng tham gia trải nghiệm trong một công đoạn sản xuất, chế tác sản phẩm. Bà Dương Thị Thúy Ngân - Trưởng phòng Kinh doanh Moontravel kiến nghị thêm: “Cần đảm bảo vệ sinh môi trường, xây dựng nhà vệ sinh phục vụ du khách. Địa phương cũng cần chú ý xây dựng mô hình đón tiếp và phục vụ du khách phù hợp; tạo cảnh quan môi trường, cắm biển chỉ dẫn, cung cấp thông tin ban đầu về điểm đến cho du khách…”.

Nhiều ý kiến khác cũng được đưa ra, nhằm góp phần dần đưa Phú Xuyên trở thành điểm đến thu hút khách: Ưu tiên cho du khách được mua sản phẩm mà bản thân họ cùng tham gia trải nghiệm với giá thực tế; đầu tư khu dịch vụ mua sắm sản phẩm làng nghề, dịch vụ ăn uống tại chỗ phục vụ du khách; đầu tư dịch vụ lưu trú theo hướng home-stay để tăng thêm thời gian cũng như dịch vụ cho du khách trải nghiệm; trùng tu, làm tăng sức sống cho khu nhà cổ; chú ý vấn đề cạnh tranh giá với các địa phương lân cận để đảm bảo thu hút khách bền vững…

Ghi nhận kiến nghị của các doanh nghiệp cũng như đại diện Sở Du lịch Hà Nội, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Phú Xuyên Nguyễn Tùng Lâm cho biết sẽ báo cáo với lãnh đạo chính quyền và huyện ủy, tham mưu những giải pháp phù hợp cho phát triển du lịch tại Phú Xuyên. Thay mặt lãnh đạo huyện Phú Xuyên, ông Nguyễn Tùng Lâm cũng cam kết thực hiện tốt việc kết nối thực tế, phối hợp tốt với các doanh nghiệp để thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.

Xem Video Tinh hoa nghề Việt - Làng khảm trai Chuôn Ngọ

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations