views
1. Cây Hoàng kỳ - Astragalus membranaceus (Fisch.) Bunge., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, phân nhánh nhiều, cao khoảng 50-70cm. Rễ hình trụ, đường kính 1-2cm, dài và đâm sâu, dai, khó bẻ, vỏ ngoài màu nâu đỏ hay vàng nâu. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le gồm 15-25 lá chét hình trứng dài, có lông trắng mịn ở mặt dưới. Cụm hoa chùm ở nách lá, dài hơn lá, mang 5-20 hoa màu vàng tươi. Quả đậu dẹt, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, mặt ngoài có lông ngắn; hạt hình thận màu đen. Còn có một thứ (var. mongholicus (Bge) Hoicus) gọi là Hoàng kỳ Mông cổ cũng giống như trên, nhưng có số lá chét ít hơn (12-18) và nhỏ hơn cũng được sử dụng.
Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 7-9.
2. Thông tin mô tả Công dụng và tác dụng, Dược Liệu
Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Astragali; thường gọi là Hoàng kỳ
Nơi sống và thu hái: Cây của Trung Quốc được nhập trồng, mọc được ở nước ta, đang được nghiên cứu để phát triển. Người ta thu hái rễ của những cây 5-6 tuổi (ít nhất phải sau 3 năm trồng mới cho củ) vào mùa thu, mang về rửa sạch, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học: Củ Hoàng kỳ chứa saccharose, glucose, tinh bột, chất nhầy, gôm; còn có cholin, betain, nhiều loại acid amin, calycosin, astragaloside I-V, III.
Tính vị, tác dụng: Hoàng kỳ có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng giải độc, lợi tiểu tiện, tiêu thũng, bổ khí, liễm hầu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng sống chữa bệnh đái đường, đái đục, buốt, lở loét, phù thũng, phong thấp, trúng phong, bán thân bất toại. Tẩm mật sao dùng bổ khí thăng dương, làm hưng phấn, tăng lực. Ngày dùng 6-12g hay hơn, dạng thuốc sắc.
Đơn thuốc:
1. Chữa phù thũng, phong thấp: Hoàng kỳ 5g, Cam thảo 2g, Phòng kỷ 5g, Quế chi 3g, Phục linh 6g, nước 300ml, sắc còn 100ml, uống trong ngày.
2. Chữa cơ thể suy nhược, không muốn hoạt động, thích nằm, biếng nói, ngắn hơi, thở yếu, kém ăn, người xanh bủng, rù mỏi hay bệnh lòi dom do ỉa chảy lâu ngày, sa dạ con, sa dạ dày: Dùng Hoàng kỳ (tẩm mật sao), Đẳng sâm đều 10g, Bạch truật, Đương quy đều 8g, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Cam thảo đều 4g sắc uống.
Ghi chú: Đối với người âm hư, máu nóng gầy khô, hay bốc hoả, ù tai, chóng mặt, nhức đầu, đường huyết cao hay huyết áp cao, cùng các bệnh ôn nhiệt, xuất huyết, viêm não, các loại sưng viêm đều cấm dùng.
3. Dược Liệu Hoàng Kỳ
Hoàng kỳ được xem là vị thuốc Đông y 'anh em sinh đôi' của nhân sâm. Đây còn được xem là vị thuốc quý bình dân tốt nhất mà ai cũng có thể uống mỗi ngày thay cho trà.
4. Hoàng kỳ khác nhân sâm thế nào?
Nhân sâm có tác dụng chính là đại bổ nguyên khí cho toàn thể trạng, hồi dương cứu mạng, sử dụng trong những tình uống cấp cứu hoặc bổ sung sinh lực.
Trong khi đó, hoàng kỳ lại là vị thuốc có tác dụng chính trong việc bổ dưỡng cho những người yếu ớt, người ốm đau thường xuyên, liên miêng, thiếu dương, người ăn nói yếu ớt, sức khỏe dưới mức trung bình, mạch hay tế bào đều suy nhược, thiếu sức sống.
Hoàng kỳ giúp bổ khí tăng dương, giúp cơ thể thêm phần sinh lực, cố biểu giải mồ hôi, lợi tiểu và tiêu sưng.
Hoàng kỳ rất giàu nguyên tố vi lượng như axit amin, axit folic, selen, kẽm… có thể tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường sự trao đổi chất cho lá lách.
5. Một số công dụng của Hoàng Kỳ và Cách chế biến và sử dụng Hoàng kỳ
Hoàng kỳ giúp điều trị chứng phổi khí hư
Các biểu hiện bệnh cụ thể như các bệnh liên quan đến chức năng phổi yếu, hơi thở ngắn, thở khó và mệt mỏi, ho dài ngày, ho nhiều nhưng không ra đờm, các bệnh khác liên quan đến đường hô hấp có nguyên nhân từ phổi.
Hoàng kỳ hỗ trợ chữa bệnh và đối phó với bệnh tiểu đường/tăng huyết áp, phù nề
Nhiều bệnh nhân cao tuổi bị tăng huyết áp hoặc đái tháo đường, thường xuất hiện triệu chứng bị sưng húp phù nề hoặc da dẻ tái xám hoặc chuyển vàng vọt. Những người trong tình huống này nên uống hoàng kỳ để giảm nhẹ nhanh các triệu chứng.
Hoàng kỳ làm cho xương chắc khỏe
Hoàng kỳ có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh loãng xương, những người mắc bệnh ngứa hay nhức mỏi, tê cứng ở phần chi dưới.
Hoàng kỳ có tác dụng cải thiện làn da
Hoàng kỳ cải thiện lưu thông máu, giúp bổ sung dinh dưỡng cho da, điều chỉnh khí huyết, nuôi dưỡng làn da trẻ đẹp.
Cách chế biến và sử dụng Hoàng kỳ
Hoàng kỳ được bán phổ biến ở các cửa hàng hoặc nhà thuốc Đông y, giá cả tương đối rẻ. Hàng ngày dùng hoàng kỳ làm nước uống thay cho trà, hoặc làm phụ gia vào các món ăn sẽ mang lại tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt.
Dùng khoảng 5-10g hoàng kỳ, cho vào nước đun sôi khoảng 10-20 phút để làm nước trà uống. Có thể đun đi đun lại cho đến khi nước nhạt.
Ngoài cách dùng hoàng kỳ riêng lẻ, cũng có thể kết hợp với các loại thảo dược và thực phẩm khác, ví dụ như táo tàu khô, ngũ vị tử, cam thảo, quế chi, hồng hoa, kỷ tử… để tăng thêm hiệu quả. Nếu muốn tận dụng tối đa hiệu quả của hoàng kỳ, bạn có thể dùng tối đa 15g, sắc lấy nước uống.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể dùng hoàng kỳ để nấu cháo, nấu thịt hoặc các món ăn có thể hầm cùng thuốc bắc.
Tốt nhất nên uống vào buổi sáng. Khi uống nếu thấy không thoải mái hoặc có vấn đề thì nên ngưng uống. Uống hoàng kỳ mỗi ngày chỉ dùng khoảng 15g, nếu quá liều sẽ dẫn đến bệnh nặng hơn, sinh ra mẫn cảm, kích động, hai má ửng đỏ hoặc xuất hiện các triệu chứng khác.
6. Món ăn bài thuốc từ Hoàng kỳ: theo TS. Nguyễn Đức Quang
Hoàng kỳ kê nhục thang: hoàng kỳ 30g, nấm hương (hoặc các loại nấm ăn khác) 150g, thịt gà nạc 250g, gừng tươi 15g, hành 20g.
Cách chế biến: Nấm được ngâm mềm, rửa sạch. Xoong đặt trên bếp lửa cho dầu chiên sôi, cho thịt gà, gừng, hành vào xào chín, cho tiếp muối ăn, chút rượu, nấm và một lượng nước thích hợp, đun khoảng 30 phút - 1 giờ. Cho thịt gà và nấm hương ra đĩa, rắc bột tiêu; thêm cải bẹ hoặc súp lơ vào nước canh, đun sôi tiếp cho chín, đổ lên đĩa.
Đối tượng dùng: Dùng cho trung lão niên nam nữ suy nhược hay bị cảm cúm, hồi hộp, tức ngực, đau đầu quên lẫn.
Chim câu hầm hoàng kỳ câu kỷ tử: hoàng kỳ 60g, kỷ tử 30g, chim câu 1 con (làm sạch bỏ ruột).
Cách chế biến: Cho vào nồi cách thủy và lượng nước thích hợp. Hầm chín. Khi ăn thêm muối, bột ngọt, gia vị khác.
Đối tượng dùng: Dùng cho các trường hợp sa trực tràng, sa dạ dày, sa tử cung, sa thận, các trường hợp xổ bụng, thoát vị.
Thịt rắn hầm hoàng kỳ: hoàng kỳ 60g, tục đoạn 10g, thịt rắn 1.000g, gừng tươi 15g, thịt mỡ lợn bỏ bì 30g.
Cách chế biến: Chảo nóng trên bếp cho lửa to vừa, đổ mỡ lợn cho sôi chảy mỡ, cho thịt rắn vào tiếp tục khuấy đảo cho chín trong khi cho thêm chút rượu. Đổ sang xoong nấu, cho hoàng kỳ, tục đoạn đã được ngâm mềm sẵn cùng với gừng, hành, muối mắm và một lượng nước thích hợp, bung hầm nhỏ lửa trong khoảng 1 giờ, cho thêm hạt tiêu, gia vị tùy ý.
Đối tượng dùng: Dùng cho các bệnh nhân bị phong tê thấp, viêm khớp dạng thấp và các trường hợp đau mỏi cột sống, thắt lưng, tay chân liên quan đến đau mỏi do thời tiết, do các di chứng...
Cháo hoàng kỳ: hoàng kỳ 30g, đảng sâm 30g, bạch truật 15g, phục linh 15g, cam thảo 6g, gạo tẻ 60g.
Cách chế biến: Sắc dược liệu lấy nước bỏ bã, cho gạo vào nấu cháo.
Đối tượng dùng: Dành cho người cao tuổi suy nhược, thở ngắn, thở gấp; hoặc bị cảm cúm ăn vào các buổi sáng.
Hoặc: hoàng kỳ 30g, da nhím nướng 15g, gạo tẻ 60g. Hoàng kỳ, da nhím nấu lấy nước bỏ bã, cho gạo tẻ vào nấu cháo.
Đối tượng dùng: Dành cho người cao tuổi ăn điều trị bệnh trĩ xuất huyết dai dẳng, ăn khi đói.
Hoặc: hoàng kỳ 30g, xuyên khung 30g, gạo nếp 60g. Hoàng kỳ, xuyên khung nấu lấy nước, bỏ bã, cho gạo tẻ vào nấu cháo.
Đối tượng dùng: Dành cho phụ nữ bị động thai dọa sẩy, chia 2 lần ăn trong ngày.
Tim lợn chấm hoàng kỳ: hoàng kỳ sao rượu, tán mịn dùng để chấm trộn với tim lợn luộc ăn.
Đối tượng dùng: Dành cho phụ nữ sa tử cung, huyết trắng, lở ngứa.
Kiêng kỵ: Thực chứng, nhiệt chứng và âm hư hỏa vượng đều không được dùng.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations