menu
Cây dược liệu cây Phượng, Phượng vĩ, Phượng tây, Diệp tây - Delonix regia (Boj. ex Hook.) Raf
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cây dược liệu cây Phượng, Phượng vĩ, Phượng tây, Diệp tây - Delonix regia (Boj. ex Hook.) Raf

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Theo Đông Y, Phượng vĩ có Vỏ và rễ có tác dụng chống sốt và hạ nhiệt. Vỏ cây được dùng sắc nước uống trị sốt rét gián cách, chữa tê thấp, đầy bụng. Ở Vân Nam (Trung Quốc) vỏ thân được dùng làm thuốc giáng huyết áp.

1. Cây Phượng, Phượng vĩ, Phượng tây, Diệp tây - Delonix regia (Boj. ex Hook.) Raf., thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Cây Phượng, Phượng vĩ, Phượng tây, Diệp tây - Delonix regia (Boj. ex Hook.) Raf., thuộc họ Ðậu - Fabaceae. Hình ảnh Hoa cây Phượng

Phượng hay phượng vĩ, phượng vỹ, xoan tây, điệp tây (Tên khoa học: Delonix regia) (họ Fabaceae), là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Tên gọi trong tiếng Trung của nó là 鳳凰木 (phượng hoàng mộc), 金鳳 (kim hoàng). Tên thông dụng trong tiếng Anh là: Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree. Trong tiếng Việt, nên phân biệt: Phượng là cây to (đại thụ), cao tới 20 mét, trái dài 1 mét, rất nặng; còn phượng vỹ, cây nhỏ, cao tối đa 5 mét, trái dài 6 phân, hoa giống hình chim phượng với đuôi dài nên gọi là phượng vỹ (có nghĩa là đuôi chim phượng)

Uy tín chất lượng khi mua bán cây thuốc vị thuốc, dược liệu này tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM địa chỉ mua bán uy tín cho mọi người

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Phượng

Mô tả: Cây to cao 10-12m. Cành nằm ngang. Lá to, kép hai lần lông chim. Cuống lá chung dài 50-60cm, cuống lá cấp hai gồm 11-18 đôi, dài 10cm, mỗi cái mang 20 đôi lá chét. Hoa mọc thành ngù thưa. Ðài 5, hình van. Tràng 5, phiến gần tròn, móng dài bằng phiến. Nhị 10, bầu có cuống, vòi hình sợi. Quả có hai mảnh vỏ hoá gỗ. Hạt dài và hẹp, có vân nâu.

Hoa nở vào mùa hạ, tháng 4-7.

Bộ phận dùng: Vỏ, lá - Cortex et Folium Delonicis Regiae.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở châu Phi nhiệt đới, trồng chủ yếu để lấy bóng mát, ở cả đồng bằng và vùng núi, dọc đường đi, các vườn hoa. Thu hái vỏ và lá cây quanh năm.

Tính vị, tác dụng: Vỏ và rễ có tác dụng chống sốt và hạ nhiệt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ cây được dùng sắc nước uống trị sốt rét gián cách, chữa tê thấp, đầy bụng.

Ở Ấn Ðộ người ta dùng lá trị tê thấp và đầy hơi.

Ở Vân Nam (Trung Quốc) vỏ thân được dùng làm thuốc giáng huyết áp.

3. Hình ảnh quả Phượng

Hình ảnh quả Phượng

Tại Việt Nam, phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò". Thành phố Hải Phòng là khu vực trồng rất nhiều phượng vĩ, vì thế thành phố này còn được gọi một cách văn chương là "thành phố Hoa Phượng Đỏ". Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ.

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations