menu
12 bài thuốc đông y, bài thuốc nam điều trị kiết lỵ cho trẻ em
12 bài thuốc đông y, bài thuốc nam điều trị kiết lỵ cho trẻ em
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng ở ruột do một số vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên. Bệnh sẽ khiến trẻ bị đại tiện liên tục kèm dịch nhầy và máu trong phân. Có thể ứng phó với tình trạng này bằng một số bài thuốc Đông y dưới đây

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh

Biểu hiện trẻ đi đại tiện vặt, phân không thành khuôn, màu trắng có dính chất nhày hoặc lùng nhùng máu cá do xuất tiết, bụng đau quặn, có lúc đau nhiều, bứt rứt khó chịu.

Nguyên nhân là do cảm nhiễm ngoại tà, thử thấp xâm phạm vào cơ thể nung nấu dương minh phủ làm trường vị tổn thương, chức năng tỳ, vị yếu gây tích trệ, cơ năng chuyển hóa bất bình thường gây ra bệnh.

Ngoài ra một nguyên nhân không kém phần quan trọng đối với trẻ em là do chế độ nuôi dưỡng không hợp lý, ăn uống thiếu điều độ, quá nhiều về lượng hoặc chất, ăn thức ăn sống, lạnh, thiếu vệ sinh dịch tà truyền nhập vào trường vị cũng gây tích trệ phát sinh ra lỵ.

Chứng kiết lỵ ở trẻ em hay phát vào mùa hè, thu. Có thể ứng phó với tình trạng này bằng những bài thuốc Đông y dưới đây.

Chứng kiết lỵ ở trẻ em hay phát vào mùa hè, thu. Có thể ứng phó với tình trạng này bằng những bài thuốc Đông y dưới đây.

Bài 1: Giới bạch (củ kiệu) giã sống cho nát, bột gạo tẻ (trần mễ) mỗi thứ một nửa, thêm mật trộn đều nặn thành bánh, đem nướng chín cho trẻ ăn, ngày 2 lần mỗi lần 10-20g, tùy theo tuổi. Hoặc dùng bột thanh đại hòa với nước cơm cho trẻ uống mỗi lần 0,5g - 2g tùy theo tuổi.

Bài 2: Trường hợp trẻ bị bệnh nặng dùng lá ích mẫu non, nấu cháo cho ăn đến khỏi thì thôi. Cũng có thể giã nhỏ, vắt nước cho uống.

Bài 3: Nếu trẻ đi ngoài có ra máu dùng mã sỉ hiện (rau sam) rửa sạch, nghiền nát, giã, vắt lấy nước độ 3 chén, đem đun sôi rồi pha thêm một chén mật ong cho uống.

Bài 4: Sinh địa giã nhỏ, vắt lấy nước mỗi lần cho uống một chén nhỏ ngày 2 lần, điều trị 3-4 ngày. Hoặc có thể dùng địa du sắc đặc rồi cô thành cao cho uống mỗi lần 0,5 - 2g ngày 2-3 lần, tùy theo tuổi.

Bài 5: Lá mơ lông 10g, ngải cứu tươi 10g, củ nâu non (bỏ vỏ ngoài) 30g, vỏ gừng tươi 10g, mề gà đen  2 cái rửa sạch. Các thứ băm nhỏ rồi bọc trong lá môn sáp nướng chín cho trẻ ăn ngày 2 lần, 3-4 ngày sẽ khỏi.

Bài 6: Ý dĩ nhân 30g, đậu xanh 30g, ngải cứu 30g. Ba thứ trên đem giã nát rồi hầm với gà, lấy nước cho trẻ uống mỗi tuần uống 2 lần.

Nước rau sam chữa kiết lỵ cho trẻ

Bài 7: Nếu đi đồng chất nhày ra nhiều cả máu và mũi dùng tang ký sinh 40g, phòng phong, xuyên khung, mỗi thứ 5g, trích thảo 3g, tán thành bột, mỗi lần dùng 5-10g, sắc đặc cho trẻ uống.

Bài 8: Trường hợp đi lỵ ra máu dùng tam thất tán thành bột hòa với nước cơm cho uống ngày 2 lần mỗi lần 1-3g.

Bài 9: Chi tử nhân sao cháy, mỗi lần 1-3g hòa nước uống, ngày hai lần (đi lỵ ra máu).

Bài 10: Nếu trẻ bị kiết lỵ đi ngoài phân trắng đỏ lẫn lộn dùng cam thảo trích 10g, nhục đậu khấu 2 quả, thái nhỏ, sắc đặc cho trẻ uống, ngày 1 thang chia 2-3 lần.

Bài 11: Thân thạch lựu đem nướng vàng rồi tán bột, luyện với nhục đại táo thành viên bằng hạt ngô. Cho trẻ uống 5 10 viên vào lúc đói, ngày 3 lần, chiêu với nước cơm (kiết lỵ đi ngoài phân trắng đỏ lẫn lộn).

Bài 12: Trẻ mắc kiết lỵ khát nước nhiều dùng mạch môn bỏ lõi 8g, ô mai nhục 2-3 quả thái nhỏ, sắc đặc cho trẻ uống. Chia 2-3 lần trong ngày.

Lưu ý: Trong bài viết có các từ khoá liên kết đến thông tin chi tiết của cây thuốc vị thuốc để quý bạn đọc tiện tìm hiểu chi tiết hơn.

Theo Y hoc hiện đại

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là nỗi băn khoăn của hầu hết bố mẹ vì khi bị kiết lỵ, bé vừa khó chịu vừa mệt mỏi do phải đi ngoài nhiều lần trong ngày. Thế nên bạn cần chú ý các triệu chứng bệnh kiết lỵ sau ở trẻ em để phát hiện kịp thời, chữa trị cũng như phòng tránh bệnh cho bé yêu sớm nhất, không để biến chứng thành những bệnh nguy hiểm khác.

Bệnh kiết lỵ thường được chia ra 2 dạng chính:

  • Kiết lỵ amip: Trẻ bị đau quặn bụng theo từng cơn, sốt nhẹ hoặc không sốt, cảm giác cơ thể bị ớn lạnh, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Đồng thời, trong phân sẽ có nhiều chất nhầy như đờm kèm theo có máu.
  • Kiết lỵ trực trùng: Trẻ có các dấu hiệu sốt cao liên tục, tiêu chảy nhẹ, phân lỏng nước, đau bụng. Ngoài ra, còn có triệu chứng hậu môn bị đau rát, luôn muốn đi đại tiện, phân có nhầy máu và diễn ra nhiều lần trong ngày.

Nếu phụ huynh không điều trị kịp thời, bé sẽ có những biến chứng nguy hiểm như: Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip,...

Chẩn đoán và điều trị bệnh kiết lỵ

Việc chẩn đoán kiết lỵ cần dựa vào các dấu hiệu như đã mô tả ở trên. Xét nghiệm phân và xét nghiệm máu sẽ giúp chẩn đoán xác định để đưa ra liệu trình điều trị cụ thể cho từng trường hợp. Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán khi trẻ có các triệu chứng như trên, không nên tự ý điều trị để tránh biến chứng cho trẻ.

What's your reaction?

Facebook Conversations