views
Nguy cơ ô nhiễm từ nhựa trong môi trường đất canh tác
Ô nhiễm từ nhựa đang tác động tiêu cực đến môi trường sống và sức khỏe con người. Với kích thước nhỏ cùng với hình dạng khác nhau, nhựa có thể xâm nhập và phá hủy tế bào trong cơ thể của các loài sinh vật; là vật trung gian gây tích tụ các loại hóa chất nguy hiểm, khi động vật ăn vào sẽ bị nhiễm độc, chất độc này lại được chuyển sang con người khi sử dụng làm thức ăn.
Trên thực tế, nhựa sẽ mang theo nhiều chất hóa học và các chất ô nhiễm khác, khiến cho việc đánh giá chính xác ảnh hưởng, độc tính của ô nhiễm nhựa rất khó khăn. Gần đây, các công trình nghiên cứu về ô nhiễm nhựa đã mở rộng phạm vi tìm hiểu, không chỉ ở đại dương mà còn trong môi trường nước, không khí.
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) vừa công bố một báo cáo cho thấy, nhựa được sử dụng trong các hoạt động trồng trọt đang tích tụ trong đất nông nghiệp trên toàn thế giới ở mức báo động.
Hiện nay, nhựa được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, từ hạt giống được bọc nhựa đến màng bọc bảo vệ được sử dụng để điều chỉnh nhiệt độ đất và ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại trên cây trồng. Những vật liệu tổng hợp này cũng có mặt trong phân bón sử dụng chất rắn sinh học trên các cánh đồng, đồng thời, có mặt trong các ống tưới, bao tải và chai lọ.
Theo cảnh báo, mặc dù, tất cả các sản phẩm này đã giúp tăng năng suất cây trồng, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, nhựa phân hủy đang làm ô nhiễm đất và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và sức khỏe của đất.
Mặt khác, hạt vi nhựa, chẳng hạn như chất được sử dụng trong một số loại phân bón, cũng đang ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi được chuyển sang con người thông qua chuỗi thức ăn.
Đồng tác giả của báo cáo, Giáo sư Elaine Baker từ Đại học Sydney (Australia) cho biết, việc tích tụ nhựa có thể có những tác động trên diện rộng đối với sức khỏe của đất, đa dạng sinh học và năng suất, trong khi tất cả những yếu tố này đều rất quan trọng đối với an ninh lương thực.
Theo các chuyên gia của UNEP giải thích, theo thời gian, các mảnh nhựa lớn có thể vỡ thành các mảnh dài dưới 5 mm và thấm vào đất. Những hạt vi nhựa này có thể thay đổi cấu trúc vật lý của đất và hạn chế khả năng giữ nước của nó. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến thực vật bằng cách làm giảm sự phát triển của rễ và sự hấp thụ chất dinh dưỡng.
Nguồn ô nhiễm vi nhựa hiện nay lớn nhất trong đất là phân bón được sản xuất từ chất hữu cơ như phân chuồng. Mặc dù, những thứ này có thể rẻ hơn và tốt hơn cho môi trường, nhưng phân trộn với cùng hạt microspheres thường được sử dụng trong một số loại xà phòng, dầu gội đầu và các sản phẩm trang điểm.
Ở một số quốc gia mặc dù đã cấm hạt rỗng microspheres, nhưng các hạt vi nhựa khác vẫn tiếp tục xâm nhập vào hệ thống nước thông qua đầu lọc thuốc lá bỏ đi, các thành phần lốp xe và sợi quần áo tổng hợp.
Tác động vi nhựa trong đất nông nghiệp
Trong báo cáo nhấn mạnh nỗ lực đang được thực hiện để cải thiện khả năng phân hủy sinh học của polyme trong các sản phẩm nông nghiệp. Tuy vậy, một số màng bảo vệ – được sử dụng để ngăn mất độ ẩm – hiện đang được bán trên thị trường có thể phân hủy sinh học hoàn toàn và có thể làm phân trộn, điều này không phải lúc nào cũng đúng như vậy.
Polyme sinh học không nhất thiết phân hủy sinh học, một số có thể độc hại như polyme từ nhiên liệu hóa thạch và giá của chúng vẫn còn là một vấn đề.
Các tác giả của báo cáo đề xuất giải pháp “cây trồng phủ đất” để che chắn đất. UNEP cảnh báo, các giải pháp dựa vào tự nhiên này có thể ngăn chặn cỏ dại, chống lại bệnh tật trên đất và tăng độ phì nhiêu của đất, nhưng có thể làm giảm sản lượng và tăng chi phí.
Giáo sư Elaine Baker cho rằng, không có giải pháp nào trong số các giải pháp trên là hữu hiệu tuyệt đối, bởi nhựa không đắt và dễ sử dụng, khiến việc giới thiệu và bán các sản phẩm thay thế rất khó khăn.
Mặt khác, giáo sư Elaine Baker khuyến nghị các chính phủ không khuyến khích việc sử dụng nhựa trong nông nghiệp, theo gợi ý của Liên minh châu Âu, vào đầu năm nay đã hạn chế một số loại polyme được sử dụng trong phân bón.
Giáo sư Elaine Baker nhấn mạnh: “Đã đến lúc áp dụng nguyên tắc phòng ngừa và phát triển các giải pháp mục tiêu để ngăn chặn dòng chảy nhựa từ nguồn và thải ra môi trường”.
Để có các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nhựa ở Việt Nam một cách hiệu quả trong thời gian tới, cần đẩy mạnh thực thi, tuân thủ chính sách pháp luật về quản lý chất thải nhựa và vi nhựa thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong quản lý chất thải nhựa, vi nhựa và sản xuất các nguyên liệu nhựa sinh học, sản phẩm thân thiện với môi trường; nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng nhằm giảm thiểu việc thải bỏ chất thải nhựa, nhựa vào môi trường. Ngoài ra, cần có thêm các nghiên cứu trong tương lai để có các minh chứng về tác động của nhựa đối với sức khỏe của đất và con người.
Nguồn https://kinhtemoitruong.vn/nhua-dang-tich-tu-nhieu-trong-dat-nong-nghiep-dang-bao-dong-72556.htmlTìm hiểu thêm Lập Dự Án Đầu Tư Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ ...
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations