Tag: chữa đau mắt
Cây Tiết dê lá dày, Dây châu đảo - Pericampylus glaucus (Lam.) Merr
Dược liệu Vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng thông kinh lạc, khư phong thấp, trấn thống. Ở nước ta, người ta dùng lá để làm thuốc cầm máu, chữa đau mắt, sốt, đau bụng, khó tiêu. (Viện Dược liệu)
Cây Trứng cuốc - Stixis scandens Lour (S. elongata Pierre.)
Trứng cuốc Lá dùng chữa bệnh về mắt. Rễ dùng chữa đau nhức xương. Kinh nghiệm dân gian còn dùng lá sắc uống chữa đau mắt, cam sài, thân và lá được làm thuốc chữa đau nhức xương.
Cây Dây nam hoàng, Vàng giang hay Hoàng đằng - Fibraurea recisa Pierre
Dược liệu Dây nam hoàng Cũng như Hoàng đằng, có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, lợi tiểu. Dây nam hoàng được sử dụng làm thuốc trị kiết lỵ, đái đường, đau đầu và làm thuốc bổ dưỡng.
Cây dược liệu cây Huyệt khuynh tía - Cyathocline purpurea (Ham. ex D. Don) O Ktze (C. lyrata Cass.)
Dược liệu Huyệt khuynh tía Dân gian dùng toàn cây hay cành lá nấu nước xông chữa đau mắt. Có tác giả cho biết cụm hoa lợi tiểu, làm ra mô hôi
Cây dược liệu cây Cỏ dùi trống, Cốc tinh thảo - Eriocaulon sexangulare L
Theo y học cổ truyền, dược liệu Cỏ dùi trống Vị the, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng tán phong nhiệt, làm sáng mắt và sát trùng. Chữa đau mắt do phong nhiệt (viêm kết mạc, màng mộng), nhức đầu, đau răng, đau cổ họng, thông tiểu và trị ghẻ lở.
Cây dược liệu cây Sầm, Sầm ngọt - Memecylon edule Roxb. (M. umbellatum Burm.)
Theo Đông Y, dược liệu Sầm Lá có vị chát, và đắng, có tác dụng tiêu độc. Ta thường dùng vỏ thân và lá. Vỏ dùng chữa sốt, sốt rét. Lá dùng chữa rắn cắn và chữa đau mắt.