views
1. Cây dược liệu cây Cỏ cứt lợn, Cỏ hôi, Cây bù xích - Ageratum conyzoides L
Còn có tên khác là cỏ cứt lợn. Tên khoa học là Ageratum conyzoides L.
Ở Việt Nam, cây mọc hoang dại trên mọi loại địa hình. Người ta dùng toàn cây bỏ rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ, đem về rửa sạch đất cát, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường dùng tươi hơn.
Cỏ hôi vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu. Thường dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong điều trị các bệnh mũi xoang.
Liều dùng: Lấy 30 - 50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc 15 - 30g cây khô sắc uống.
2. Cỏ mực
Tên khác là cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo.
Tên khoa học là Eclipta prostrata(L.) L.
Cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua; tính mát; vào các kinh can và thận có tác dụng tư âm (bổ âm), bổ thận, lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu).
Liều dùng: Lấy 15-20g lá tươi rửa sạch, nấu nước uống trong ngày, hoặc giã nát, lọc lấy nước cốt nhỏ mũi.
3. Đại bi
Tên khác là mai phiến, mai hoa băng phiến, từ bi, long não hương. Tên khoa học: Blumea balsamifera.
Thành phần hóa học trong đại bi chủ yếu là tinh dầu và chất băng phiến. Các loại tinh dầu trong đại bi gồm d.borneol, camphor, limonen, acid palmitic, acid myristic...
Bộ phận dùng của đại bi là lá. Lá có mùi thơm và được thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là mùa hè, sau đó rửa sạch và phơi để dùng dần.
Đại bi có vị cay đắng và tính ôn; quy được vào 2 kinh phế và thận. Có công dụng tiêu ứ, trừ thấp, sát trùng, hoạt huyết, tiêu thũng. Tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, kháng viê, giảm đau.
Liều dùng: Lấy 20-30g nấu nước uống. Có thể nấu nước xông, dùng riêng hay phối hợp với các loại thảo dược khác.
4. Thương nhĩ tử
Còn gọi là ké đầu ngựa, có tên khoa học là Xanhthium trumarium.
Quả ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) có vị cay, đắng, tính ấm, hơi có độc, vào kinh phế; có tác dụng tán phong, trừ thấp, thông mũi, giảm đau đầu; thường dùng để chữa viêm xoang như: Chảy nước mũi trong và hắt hơi, ngạt mũi; bệnh phong hàn thấp tý (phong thấp đau nhức); mẩn ngứa ngoài da...
Liều dùng: Lấy lượng thích hợp sao tán thành bột mịn uống hoặc có thể phối hợp với các loại thảo dược khác.
5. Tân di hoa
Có tên khoa học là Magnolialiliflora Desr. Tân di là nụ hoa mộc lan đã qua chế biến để làm thuốc. Loại dược liệu này có kích thước nhỏ, dạng hình trứng, có lông trắng xám mịn và dày bao phủ bên ngoài, màu chuyển sang xám đen khi ở dạng khô.
Cây mộc lan chủ yếu xuất hiện ở Trung Quốc, vì vậy phần lớn vị thuốc tân di cũng được du nhập vào nước ta.
Tân di có vị cay, tính ấm, quy vào kinh phế và vị. Vì vậy dược liệu này có các công dụng như thông khiếu, chỉ thống, giải biểu, khu phong. Đây là bài thuốc được sử dụng khá phổ biến để trị viêm mũi, viêm xoang, đau đầu, chảy nước mũi, tắc nghẹt mũi.
Liều dùng tham khảo: Lấy 4 – 12g theo các phương pháp như nghiền bột, hãm, nấu, pha hoặc bổ sung thêm cho các món ăn.
6. Tía tô
Tên khác là é tía, tử tô, xích tô, tên khoa học là Perilla frutescens.
Tía tô là vị thuốc được đông phương y dược xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi), thuộc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh), cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.
Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.
Liều dùng: Vò nát một nắm lá tía tô pha cùng nước ấm để uống trong ngày. Tía tô cũng được kết hợp với các vị thuốc khác để sắc uống hoặc xông hơi.
Kiêng kỵ: Người biểu hư, tự ra mồ hôi cấm dùng.
7. Ngư tinh thảo
Tên khác là dấp cá, diếp cá, tên khoa học là Houttuynia cordata Thunb.
Ở Việt Nam có thể hái ăn sống vào bất kỳ lúc nào, vào mùa hè, thu, lúc cây xanh tốt. Hái về, bỏ hết rễ, phơi khô là được.
Dấp cá có vị chua, tính hơi hàn, vào kinh can, phế. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, thấm thấp.
Liều dùng: Thường xuyên ăn diếp cá trong bữa cơm để tinh dầu và chất kháng sinh trong diếp cá hỗ trợ giảm sưng, giảm viêm do viêm xoang.
Kiêng kỵ: Hư hàn không dùng được.
8. Bạch chỉ
Tên khoa học: Angelica Dahurica Benth. Et Hook. F.
Bạch chỉ cây thảo sống lâu năm, cao 1 - 2m, được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng hay các vùng núi phát triển rất tốt.
Bạch chỉ có vị cay tính ôn, vào 3 kinh Phế, Vị, Đại trường. Tác dụng chống viêm, dùng trong tai mũi họng. Bột làm từ bạch chỉ và băng phiến, hít vào lỗ mũi, có tác dụng trị đầu đau, răng đau, thần kinh sinh ba đau.
Liều dùng tham khảo: 6g đến 12g bột.
9. Cát cánh
Tên khoa học: Platycodon Grandiflorum (Jacq.) A. DC.
Cây trồng bằng hạt đang được di thực vào nước ta. Sau khi đào rễ về rửa sạch, bỏ tua rễ, bỏ vỏ ngoài hoặc không bỏ vỏ phơi khô, tẩm nước cắt lát dùng. Chích cát cánh là cát cánh chế mật sao vàng.
Cát cánh có tính hơi ôn, vị ngọt, cay, đắng, vào kinh Tỳ.
Công dụng: Long đờm, lợi họng, tiêu mủ; dùng trong các trường hợp ho nhiều đờm, buồn bực khó chịu trong ngực, hầu họng sưng đau, khàn tiếng, phổi sưng thổ đờm, các vết lở loét mưng mủ...
Liều dùng tham khảo: 6 đến 30g rễ khô.
Kiêng kỵ: Người bị lao phổi, ho lâu ngày, viêm phế quản ho khan ít đờm, kiêng uống riêng 1 vị cát cánh với lượng nhiều và thời gian kéo dài. Người viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày kiêng uống nhiều.
10. Hoàng cầm
Hoàng cầm có vị đắng, tính lạnh, quy vào 5 kinh bao gồm: Tâm, phế, can, đởm và đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, cầm máu, an thai, an thần, mất ngủ, viêm cơ tim, thấp khớp cấp, hạ sốt, làm giảm các triệu chứng do viêm phổi.
Liều dùng tham khảo: Từ 6–15g, sử dụng rễ hoàng cầm dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn nhưng không có thấp nhiệt, thực thỏa, phụ nữ mang thai không nên sử dụng.
Th.BS Lê Thị Lan Hương -Phòng khám Ngũ Quan - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 3
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations