views
Bệnh mất ngủ là bệnh gì?
Bệnh mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ rất phổ biến hiện nay, bao gồm các trường hợp thức giấc nửa đêm, ngủ không sâu, khó đi vào giấc ngủ hoặc dậy sớm. Nếu mất ngủ một thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh mất ngủ khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống, mất tập trung, khó ngủ hoặc giấc ngủ ngắn và có thể dẫn đến trầm cảm.
Giấc ngủ được coi là một phần quan trọng đối với sức khỏe cũng như đời sống của con người. Ngủ là để cơ thể được thử giãn, trí não được nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động dài và tái tạo năng lượng cho ngày hôm sau. Theo các nhà khoa học, trung bình một người cần ngủ đủ 7-8 tiếng/ ngày. Ngoài ra, phải đảm bảo được giấc ngủ sâu, không bị gián đoạn hay thức giấc và cảm thấy tỉnh táo và khỏe khoắn khi thức dậy.
Theo thống kê từ bác sĩ chuyên khoa thần kinh, con số người đến khám vì bệnh mất ngủ càng tăng và đa số là những người trẻ tuổi từ 18-30 chiếm khoảng 25%. Điều này cho thấy, bệnh mất ngủ không chừa một ai, nó có thể xuất hiện ở người lớn lẫn người trẻ tuổi.
Các dạng bệnh mất ngủ thường gặp
Bệnh mất ngủ cấp tính
Bệnh mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ tạm thời, chỉ xuất hiện trong vài đêm hoặc kéo dài khoảng vài tuần. Đây là dạng mất ngủ thường gặp trong đời sống hằng ngày và khoảng 30-40% người dân bị mắc phải tình trạng này.
Bệnh mất ngủ cấp tính có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sự thay đổi trong cuộc sống ( công việc áp lực, chuyện gia đình, thay đổi nơi sống,…), chế độ sinh hoạt chưa khoa học ( làm việc quá sức, nghỉ ngời không đủ, uống cafe trước khi ngủ, không tập thể dục điều độ…), không gian ngủ không hợp lý,….Nếu tình trạng mất ngủ này không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính.
Bệnh mất ngủ mãn tính
Bệnh mất ngủ mãn tính là chứng mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng hay còn gọi là mất ngủ kinh niên. Người bệnh có thể ngủ được 3-4 tiếng/ ngày và thường nằm trằn trọc khoảng 30 phút – 1 tiếng mới có thể ngủ và chất lượng ngủ kém, hay bị tỉnh giấc nửa đêm.
Bệnh mất ngủ mãn tính có thể là triệu chứng của các bệnh tâm thần ( trầm cảm, rối loạn lo âu, suy nhược cơ thể, stress,…), dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, … và các căn bệnh khác như đau xương khớp, viêm phế quản,… Nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như bệnh tim mạch, đau đầu, giảm trí tuệ và nặng hơn là đột quỵ…
Một số dấu hiệu của bệnh mất ngủ
Một số dấu hiệu mà người bị bệnh mất ngủ thường xuyên gặp phải:
- Khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc suốt đêm.
- Thức giấc nửa đêm.
- Dậy rất sớm.
- Buồn ngủ vào ban ngày.
- Giấc ngủ chập chờn và ngủ không sâu.
- Cảm giác chưa ngủ, mặc dù đã ngủ được vài tiếng.
- Hay cáu gắt, lo âu.
- Trí tuệ sa sút và kém tập trung.
- Hay bị nhức đầu, chóng mặt.
Nguyên nhân của bệnh mất ngủ
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mất ngủ:
- Căng thẳng và stress: áp lực trong công việc, học tập hoặc những vấn đề khác trong đời sống cá nhân. Điều này, khiến đầu óc bạn suy nghĩ nhiều, lo lắng và dẫn đến tình trạng khó ngủ về đêm.
- Giờ giấc ngủ nghỉ không khoa học: Bạn ngủ trưa nhiều, đồng hồ sinh học không đều cũng dẫn đến tình trạng mất ngủ vào buổi tối. Nếu trưa bạn lỡ ngủ quá nhiều thì chắc chắn về đêm bạn sẽ khó ngủ sớm và dẫn đến mất ngủ.
- Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ: Các nhà khoa học khuyên nên ăn trước khi đi ngủ từ 3-4 tiếng để thức ăn có thể tiêu hóa kịp trước khi ngủ. Ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng chướng bụng gây khó chịu khi nằm, ợ nóng hay nặng hơn là trào ngược dạ dày dẫn đến tình trạng mất ngủ.
- Sử dụng chất kích thích (trà, cafe, bia, nước ngọt,…): đây là những chất kích thích mà chúng ta hay dùng vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ. Những đồ uống này sẽ kích thích não bộ và bạn càng tỉnh táo hơn về đêm gây cản trở giấc ngủ.
- Các vấn đề về sức khỏe: một số người có dùng thuốc trị bệnh hoặc đang mắc các căn bệnh mạn tính khác thường gây những triệu chứng khó chịu, đau đớn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh mất ngủ.
- Môi trường sống thay đổi: có thể bạn đổi nơi ở, việc làm nhiều hơn, hoặc bạn phải thay đổi múi giờ liên tục,… điều đó làm cơ thể bạn chưa thích nghi trước sự thay đổi đó, nhịp sinh bị phá vỡ dẫn đến làm bạn bị mất ngủ.
- Bệnh lý về thần kinh: những người bị trầm cảm, đau đầu, chóng mặt… thường hay bị mất ngủ. Nguyên nhân là do các hocmon trong não bị suy giảm, hay suy nghĩ nhiều và gây sức ép lên thần kinh, não bộ không được thư giãn gây khó ngủ và ngủ không sâu giấc.
Một số bệnh lý gây ra bệnh mất ngủ?
Một số nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ là do một vài bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe mà người bệnh đang mắc phải:
- Bệnh trào ngược dạ dày: những người thường có triệu chứng như ợ nóng, khó thở khi nằm, khó tiêu,… Đây là căn bệnh gây ra mất ngủ cho con người.
- Thay đổi nội tiết tố: phụ nữ ở tuổi 45-53 bước sang thời kỳ mãn kinh, nội tiết tố thay đổi cũng gây ra những trường hợp mất ngủ và khó ngủ.
- Bệnh viêm khớp: đây là căn bệnh gây đau đớn, khó khăn khi ngủ và gây nên bệnh mất ngủ cho người lớn tuổi.
- Bệnh viêm mũi: bị viêm mũi, sổ mũi, nghẹt mũi về đêm sẽ khiến việc hô hấp trở nên khó khăn, làm gián đoạn giấc ngủ và gây ra bệnh mất ngủ.
- Bệnh về tâm lý: Stress, áp lực, trầm cảm, rối loạn lo âu, nghiện rượu,… là những triệu chứng của bệnh mất ngủ.
- Bệnh viêm mũi dị ứng: trong không khí có các chất làm mũi bạn dị ứng, nhạy cảm dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, xổ mũi và hắt hơi liên tục gây khó ngủ và gián đoạn giấc ngủ.
Bệnh mất ngủ có nguy hiểm không?
Bệnh mất ngủ gây ra những hậu quả khó lường và ảnh hưởng không nhỏ đến với sức khỏe con người. Dưới đây là một số tác hai do bệnh mất ngủ gây ra như:
- Cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày: cơ thể không được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc sẽ dẫn mệt mỏi, uể oải và cảm thấy buồn ngủ vào ngày hôm sau.
- Mất tập trung: khi bị mất ngủ bộ não không được nghỉ ngơi, do đó não trở nên chậm chạp, xử lý thông tin kém và gây trở ngại trong việc ghi nhớ mọi thứ.
- Béo phì: Người có triệu chứng mất ngủ thường hay mệt mỏi, âu lo, căng thẳng làm cho các cơ quan bên trong không thể thực hiện chức năng của nó. Điều này dẫn đến tình trạng tích trữ mỡ thừa, lượng calo không được giải phóng gây ra tăng cân và béo phì. Cảm giác thèm ăn luôn xảy ra khi bạn mất ngủ là chuyện thường.
- Làn da xấu và thiếu sức sống: tiết hormone cortisol tăng lên nếu ngủ không đủ giấc, cấu trúc collagen bị phá vỡ. Lớp biểu bì trở nên yếu và khả năng tự bảo vệ da trở nên yếu đi. Vì thế, làn da trở nên kém sức sống, da sậm màu, nổi mụn,…
- Suy giảm hệ miễn dịch: Ngủ là cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể khả năng phòng ngừa bệnh tật. Các bác sĩ cho rằng để có được một sức khỏe tốt, vượt qua mọi căn bệnh thì nên ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu bị thiếu ngủ hoặc ngủ không sâu sẽ làm sức đề kháng của cơ thể yếu đi, virus dễ xâm nhập và khả năng mắc bệnh cao hơn.
- Nguy cơ mắc bệnh ung thư cao: lượng melatonin trong cơ thể sẽ suy giảm khi bị thiếu ngủ khiến cho không thể phục hồi cơ thể và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thu cao hơn, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại tràng.
Tổng hợp cách khắc phục tình trạng bệnh mất ngủ hiệu quả
Dưới đây là tổng hợp những cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả và được áp dụng phổ biến:
1. Thiết lập đồng hồ sinh học
Tập cho cơ thể ngủ sớm, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, ngủ đúng giờ đúng giấc. Từ đó, bạn sẽ quen với sự thiết lập này, các hormone và chức năng trong cơ thể cũng dần quen theo. Bạn không được làm lệch nhịp sinh học này dù ngủ trễ 1 ngày thì qua ngày hôm sau bạn sẽ bị mất ngủ ngay. Nên ngủ trưa tầm 15-20 để nạp năng lượng tiếp tục làm việc.
2. Để đầu óc được thư giãn
Sau một ngày làm việc và học tập, cơ thể cạn kiệt năng lượng và trở nên mệt mỏi. Chính vì thế, bạn cần để trí óc nghỉ ngơi, không suy nghĩ nhiều, gác lại âu lo. Thay vào đó là những hoạt động lành mạnh để làm thanh thản đầu óc như trò chuyện với bạn bè người thân, đọc sách, xem phim, tập thể dục như: yoga, thiền hay tập khí công chữa mất ngủ… để hỗ trợ tốt cho giấc ngủ.
3. Ngâm chân trước khi ngủ
Bàn chân là nơi tập trung 60 huyệt đạo quan trọng của các bộ phận cơ quan bên trong cơ thể. Việc ngâm và xoa bóp chân trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể lưu thông máu, thoải mái và giảm tình trạng mệt mỏi, mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Cách thực hiện:
- Đun nước sôi rồi đổ vào chậu nước, thêm muối vừa phải vào chậu.
- Đợi nước hạ nhiệt độ vừa phải, không quá nóng. Thực hiện tư thế ngồi thẳng, ngâm chân khoảng 10-15 phút và kết hợp với massage hoặc bấm huyệt bàn chân để khí huyết vận hành. Từ đó, mang đến cảm giác thoải mái cho bàn chân và thư giãn cơ thể.
4. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Chúng giúp cuộc sống con người trở nên lành mạnh hơn và đặc biệt là cải thiện giấc ngủ.
Theo nhiều nghiên cứu, những người thường xuyên tập thể dục sẽ có giấc ngủ ngon hơn so với những người không tập thể dục. Các bài tập thể dục cho người mất ngủ sẽ làm tiêu hao năng lượng, cơ thể thấy mệt mỏi và có thể đi vào trạng thái ngủ sâu dễ dàng. Mỗi ngày nên dành 30 phút để tập thể dục, có thể là chạy bộ nhẹ vào buổi sáng, tập yoga,… Hãy cố gắng vận động cơ thể khi có thể dù chỉ được 5 phút hoạt động. Ngoài ra, bạn có thể dùng các liệu pháp ngồi thiền, luyện khí công để dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.
5. Sử dụng thuốc Tây y trị mất ngủ
Hiện nay có rất nhiều thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm được kê đơn cho người có bệnh mất ngủ. Nhưng thuốc này không được tự ý sử dụng, phải theo đơn thuốc của bác sĩ vì chúng có thể làm bệnh trở nên năng hơn và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Người bệnh có thể lựa chọn thuốc ngủ mạnh, thuốc ngủ nhẹ hoặc các viên uống chức năng hỗ trợ giấc ngủ tùy vào thể trạng, mức độ bệnh của mỗi người.
6. Sử dụng các bài thuốc Đông Y
Sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh mất ngủ là phương pháp được nhiều người áp dụng và tin tưởng. Các nguyên liệu trong bài thuốc là từ các loại thảo dược, cây cỏ hoa lá rất dễ tìm, an toàn và không gây nhiều tác dụng phụ. Bên cạnh trị mất ngủ, các bài thuốc đông y điều trị mất ngủ còn giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức khỏe cho não bộ và cơ thể.
Một số loại cây thuốc có thể dùng để trị mất ngủ: lá vông nem, cây hoa tâm thất, cây đinh lăng, cây lạc tiên, tâm sen, cây nữ lang…
7. Uống trà thảo dược trị mất ngủ
Trà thảo dược không chứa caffein như một số trà thông thường, không gây mất ngủ cho người uống. Trong trà có các thành phần giúp an thần, làm dịu não bộ, các dây thần kinh dược thư giãn và cải thiện giấc ngủ chất lượng hơn.
Người bệnh có thể tham khảo tìm mốt số loại trà hỗ trợ chữa mất ngủ như: trà tâm sen, trà hoa cúc, trà atiso, trà bạc hà, trà cam thảo, trà gừng,… để giúp ngủ ngon hơn.
8. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Ngoài những phương pháp về tâm lý, thực phẩm ăn mỗi ngày cũng cần nên cải thiện và sắp xếp lại sao cho hợp lý để mang lại sức khỏe tốt và giấc ngủ chất lượng hơn. Bổ sung những chất dinh dưỡng như các loại vitamin, omega-3, chất xơ,… vào thực đơn mỗi ngày để hỗ trợ giấc ngủ của chính bạn. Tránh sử dụng những thức ăn đóng hợp, để qua đêm, đồ ăn dầu mỡ nhiều hoặc sử dụng đồ uống có chất kích thích như cafe, bia, trà.
9. Đến khám bác sĩ
Nếu những cách trên mà người bệnh áp dụng vẫn không có hiệu quả thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về tình trạng bệnh của mình và được kê đơn thuốc phù hợp để cải thiện tình trạng mất ngủ nhanh chóng.
Qua bài viết này, Y DƯỢC HỌC Việt Nam mong rằng bạn đọc sẽ có được nhiều thông tin hơn để tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị sớm của căn bệnh mất ngủ này để cải thiện sức khỏe và đời sống của chính bạn. Bệnh mất ngủ là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và cả tinh thần của bạn.
Tại Ydhvn.com có hàng trăm bài thuốc đông y chữa mất ngủ và rất nhiều cây thảo dược chữa mất ngủ hiệu quả bạn có thể tìm thấy tại Chữa bệnh mất ngủ
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations