views
Bệnh thiếu máu theo Y HỌC CỔ TRUYỀN
Trong y học cổ truyền, thiếu máu thuộc phạm vi các chứng hư lao, huyết chứng, nội thương phát nhiệt... Tùy theo các biểu hiện bệnh lý cụ thể mà được chia thành nhiều thể bệnh như khí trệ huyết ứ, khí huyết lưỡng hư, can thận âm hư, tỳ thận dương hư và thận âm dương lưỡng hư. Về mặt trị liệu, ngoài biện pháp dùng thuốc đơn thuần theo quan điểm "biện chứng luận trị", cổ nhân còn rất chú trọng sử dụng phối hợp dược phẩm và thực phẩm để tạo thành các món ăn - bài thuốc (dược thiện) nhằm mục đích điều trị hỗ trợ và duy trì một cách tích cực. Vài ví dụ cụ thể dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về vấn đề này.
Món ăn bài thuốc cho người bị Thiếu Máu: theo ThS. Hoàng Khánh Toàn
Bài 1: Gan lợn 100g, vỏ lụa hạt lạc 50g, gạo nếp 50g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Gan lợn làm sạch thái miếng, gạo nếp đãi kỹ ngâm qua, gừng thái chỉ, hành cắt đoạn. Cho gạo nếp và vỏ lạc vào nồi ninh thành cháo, sau đó bỏ gan lợn và gừng vào đun sôi chừng 10 phút là được, chế thêm gia vị, chia ăn nóng vài lần trong ngày.
Công dụng: bổ huyết dưỡng huyết, dùng cho những trường hợp thiếu máu thuộc thể huyết hư biểu hiện bằng các triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt nhiều, sắc mặt, môi, móng tay và lưỡi trắng nhợt, hay hồi hộp tức ngực, kinh nguyệt lượng ít sắc nhạt hoặc bế kinh... Trong bài, gan lợn có công năng bổ can dưỡng huyết, vỏ lạc hòa vị nhuận phế, bổ huyết chỉ huyết phối hợp với gạo nếp, gừng tươi để kiện tỳ ích vị, nâng cao năng lực hoạt động của hệ tiêu hóa và tạo cảm giác ngon miệng.
Bài 2: Sinh hoàng kỳ 20g, đương quy 10g, đẳng sâm 20g, thịt gà 100g, gừng tươi 15g, đại táo 10 quả. Thịt gà chặt miếng, gừng giã nát, các vị thuốc rửa sạch, tất cả cho vào nồi hầm nhỏ lửa chừng 2 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, dùng cho người thiếu máu thuộc thể khí huyết lưỡng hư biểu hiện bằng các triệu chứng như đầu choáng mắt hoa, tiếng nói nhỏ yếu, khó thở nhiều, dễ hồi hộp, hay chảy máu cam và chân răng, sắc mặt và niêm mạc nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt, mạch nhanh nhỏ. Trong bài, hoàng kỳ là vị thuốc chính có công dụng đại bổ tỳ khí và phế khí, đương quy có tác dụng bổ huyết, hai vị phối hợp với nhau giúp cho khí và huyết đều được phục hồi, thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào máu.
Bài 3: Hà thủ ô 50g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Đầu tiên, cho hà thủ ô và trứng gà vào nồi đun nhỏ lửa trong 30 phút, sau đó lấy trứng ra bóc bỏ vỏ rồi lại cho vào đun tiếp khoảng 60 - 90 phút là được, chế thêm đường đỏ, ăn trứng uống nước trong ngày.
Công dụng: bổ can thận, ích tinh huyết, dùng cho người bị thiếu máu thuộc thể can thận hư, biểu hiện bằng các triệu chứng như đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lưng đau gối mỏi, giấc ngủ không sâu nhiều mộng mị, di mộng tinh, tiểu đêm nhiều lần, trí nhớ giảm sút, đại tiện táo kết hoặc khó đi... Trong bài, hà thủ ô vị ngọt đắng, tính ấm, có công dụng bổ can ích thận, tăng tinh dưỡng huyết; trứng gà vị ngọt tính bình có công dụng bổ huyết, dưỡng tâm an thần, tư âm nhuận táo. Hai vị phối hợp với nhau có đủ khả năng cải thiện hội chứng thiếu máu thuộc thể can thận hư suy. Tuy nhiên, vì trứng gà chứa nhiều cholesterol cho nên những người bị rối loạn lipid máu khi dùng bài này cần có sự hướng dẫn cụ thể của thầy thuốc chuyên khoa.
Bài 4: Nhung hươu 5g, thịt gà 100g, gừng tươi 10g. Thịt gà làm sạch chặt miếng, nhung hươu thái phiến, gừng tươi giã nát. Cho thịt gà và gừng vào nồi ninh kỹ trong 60 phút, tiếp đó bỏ nhung hươu vào rồi đun tiếp trong 120 phút, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần.
Công dụng: bổ thận dương, ích tinh dưỡng huyết, dùng cho người thiếu máu thuộc thể tỳ thận dương hư biểu hiện bằng các triệu chứng sợ lạnh, tay chân lạnh, gân cốt suy yếu, lưng đau gối mỏi, tiểu đêm nhiều lần, di tinh, hoạt tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, khó thụ thai, mệt mỏi, đầu nặng mắt hoa, tai ù, sắc mặt nhợt nhạt, có thể có phù nhẹ chi dưới, đại tiện lỏng loãng... Trong bài, nhung hươu vị ngọt mặn, tính ấm, có công dụng ôn thận tráng dương, ích tinh tủy, bổ khí huyết; thịt gà vị ngọt, tính ấm, có công dụng ôn trung ích khí, bổ tinh dưỡng huyết. Hai vị phối hợp với nhau có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu rất tốt. Nghiên cứu hiện đại đã chứng minh nhung hươu có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu và gia tăng lượng huyết sắc tố.
Bài 5: Tam thất 10g, thịt gà 150g, gừng tươi 10g. Thịt gà làm sạch chặt miếng nhỏ, tam thất thái phiến mỏng, gừng giã nát. Tất cả cho vào bát, chế đủ nước, đậy kín miệng rồi đem hấp cách thủy trong 2 giờ, nêm đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: hoạt huyết, dưỡng huyết, cầm máu, dùng cho người bị thiếu máu thuộc thể khí trệ huyết ứ, biểu hiện bằng các triệu chứng sắc mặt xám nhợt, hay bị xuất huyết dưới da, dễ chảy máu chân răng, chảy máu cam, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh, kinh sắc tối và có máu cục, lưỡi có những điểm tím, toàn trạng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt... Trong bài, tam thất vị ngọt đắng, tính ấm, có công dụng hoạt huyết tán ứ, làm thông huyết mạch, trừ huyết cũ sinh huyết mới và cầm máu; thịt gà ôn trung ích khí, bổ tinh dưỡng huyết. Hai vị phối hợp với nhau tạo nên công năng hoạt huyết dưỡng huyết độc đáo của bài thuốc.
Xem thêm hình ảnh
Thiếu máu (thuật ngữ tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha: anemia, tiếng Pháp: anémie, tiếng Đức: Anämie) là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng huyết sắc tố chức năng ở máu ngoại vi dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Một người được coi là thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với người cùng giới, cùng lứa tuổi, cùng một môi trường sống. Hội chứng thiếu máu gồm nhiều triệu chứng do cơ chế sinh bệnh học thiếu máu gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu, do đó điều trị thiếu máu khác nhau tuy thuộc nguyên nhân.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations