menu
Cây dược liệu cây Mận - Prunus salicina Lindl. var. salicina (P.triflora Roxb)
Cây dược liệu cây Mận - Prunus salicina Lindl. var. salicina (P.triflora Roxb)
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y Quả Mận vị chua, chát, tính bình, có tác dụng lợi tiêu hoá, giải khát, làm mát da và trừ đau khớp. Nhân hạt có vị đắng tính bình, có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm, nhuận tràng lợi tiểu. Rễ có tính lạnh. Hoa Mận có vị đắng, mùi thơm. Lá có vị ngọt, chua, tính bình. Nhựa Mận có vị đắng tính lạnh. Quả ăn có tác dụng chữa đau nhức khớp xương, nhưng ăn nhiều thì nóng âm ỉ ở trong bụng

1. Cây Mận - Prunus salicina Lindl. var. salicina (P.triflora Roxb) thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.

Cây Mận - Prunus salicina Lindl. var. salicina (P.triflora Roxb) thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae. Qủa Mận

Mận hay còn gọi mận bắc (danh pháp khoa học: Prunus salicina) là một loài cây rụng lá nhỏ bản địa tại miền bắc Việt Nam và Trung Quốc thuộc Chi Mận mơ. Nó cũng được trồng trong các vườn cây ăn quả ở miền bắc Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Úc.  Mận cùng thuộc phân chi Prunus của chi Prunus với một số loài khác như mơ ta (cũng được trồng tại miền bắc Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên), mận gai, mận anh đào, mận châu Âu...

2. Thông tin mô tả công dụng tác dụng của Dược Liệu Mận

Mô tả: Cây nhỡ, cành ngắn có màu nâu đỏ hồng. Lá hình mũi mác, nhọn hai đầu, mặt trên nhăn, mặt dưới hơi có lông ở gân. Hoa màu trắng, thường nhóm họp 3 cái một. Ðài nhẵn, các thuỳ hình mũi mác, dài bằng ống, cánh hoa hình trứng, ngược, nhân hạch nhẵn, có màu sắc thay đổi, tím, bồ quân, vàng lục, thường có một rãnh bên, hạch hình trứng - rắn, trong có nhân.

Ra hoa tháng 12-1, quả chín vào tháng 6-7

Bộ phận dùng: Quả, hạt, rễ, hoa, lá nhựa vỏ - Fructus, Semen, Radix, Flos, Folium Gummis et Cortex Pruni Salicinae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn  Ðộ, Trung Quốc, Nhật Bản và Bắc Việt Nam. Cây mọc ở vùng cao: Lào Cai, Cao Bằng, Vĩnh Phú tới Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An. Thường được trồng từ vùng thấp đến vùng cao khắp nước ta. Trong các giống Mận được trồng. Mận Lạng Sơn là loại Mận ngon nổi tiếng giống quả đỏ ngon hơn giống quả vàng.

Tính vị, tác dụng: Quả Mận vị chua, chát, tính bình, có tác dụng lợi tiêu hoá, giải khát, làm mát da và trừ đau khớp. Nhân hạt có vị đắng tính bình, có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm, nhuận tràng lợi tiểu.

Rễ có tính lạnh. Hoa Mận có vị đắng, mùi thơm. Lá có vị ngọt, chua, tính bình. Nhựa Mận có vị đắng tính lạnh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả ăn có tác dụng chữa đau nhức khớp xương, nhưng ăn nhiều thì nóng âm ỉ ở trong bụng. Nhân hạt chữa phù thũng và làm tan máu ứ, chữa bị thương, đau xương, thường phối hợp với các loại thuốc khác. Rễ dùng chữa khí hư bạch đới và chữa đau răng. Hoa Mận dùng xát mặt trị tàn nhang xám đen làm cho sáng ra. Lá chữa trẻ sốt cao co giật. Nhựa chữa mắt màng sưng đau. Vỏ Mận (lớp trắng) chữa phiền khát, ho, bệnh lỵ, bạch đới và cũng dùng sắc ngâm chữa đau răng và rửa mụn nhọt chóng lành.

What's your reaction?

Facebook Conversations