menu
Cây dược liệu Cây Nghệ - Curcuma Longa L
Cây dược liệu Cây Nghệ - Curcuma Longa L
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y, nghệ vàng được phân làm hai vị thuốc. Thân rễ to được gọi là khương hoàng, các củ nhỏ mọc ra từ thân rễ được gọi là uất kim. Uất kim thường có màu đỏ hơn. Khương hoàng có vị cay, đắng, tính ấm với công năng hành khí, phá huyết ứ, thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ, sinh cơ. Dùng trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở, phụ nữ sau đẻ máu xấu không sạch, kết hòn cục, hoặc ứ huyết, sang chấn, té ngã, vết thương lâu liền miệng

1. Hình ảnh và mô tả Nghệ hay Nghệ vàng – Curcuma longa L., thuộc họ Gừng – Zingiberaceae.

Hình ảnh và mô tả Nghệ hay Nghệ vàng – Curcuma longa L., thuộc họ Gừng – Zingiberaceae.

Nghệ hay nghệ nhà, nghệ trồng, khương hoàng (Tên khoa học: Curcuma longa) là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, (Zingiberaceae)

Tên Tiếng Việt: Nghệ, Nghệ nhà, Khương hoàng, Co khản mỉn, Co hem (Thái), Uất kim, Khinh lương (Tày)

Tên khoa học: Curcuma longa L. - Curcuma domestica Valet. họ Gừng (Zingiberaceae)

Mô tả: Cỏ cao khoảng 70 cm. Thân rễ (thường gọi củ Nghệ) hình trụ hay hình bầu dục, phân nhánh, đường kính 1,5-2 cm; có màu vàng tươi, có nhiều đốt, tại các đốt có những vảy khô do lá biến đổi thành. Lá đơn, mọc từ thân rễ.

Phiến lá hình bầu dục, kích thước 22- 40 x 12 – 15 cm, đầu nhọn, bìa phiến nguyên, hơi uốn lượn; màu xanh lục đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ ở mặt dưới, các gân phụ hơi lồi ở mặt trên. Bẹ lá hình lòng máng, dài 18- 28 cm, ôm sát vào nhau tạo thành một thân khí sinh giả có màu xanh, trên bẹ lá có các đường gân dọc song song. Lưỡi nhỏ là một màng mỏng màu trắng, cao 2-3 mm.

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Curcumae Longae, thường gọi là Khương hoàng.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Ấn Độ, được trồng lấy thân rễ làm gia vị và làm thuốc. Thân rễ thường được thu hái tháng 8, tháng 9, cắt bỏ hết rễ để riêng. Muốn để lâu, phải hấp trong 6-12 giờ, sau đó để ráo nước đem phơi nắng hay sấy khô.

Thành phần hoá học: Củ Nghệ chứa 4-6% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm (ở Nghệ tươi 2,24%) mà thành phần gồm 25% carbur terpenic, zingiberen và 65% ceton sesquiterpenic, các chất turmeron, arturmeron; còn có các chất curcuminoid trong đó có curcumin (0,3-1,5%) desmethoxycurcumin. Curcumin là dạng tinh thể màu đỏ ánh tím không tan trong nước, tan trong acid, trong kiềm.

Tính vị, tác dụng: Nghệ có vị đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng hành khí phá ứ, thông kinh chỉ thống. Người ta cũng biết được là curcumin có tác dụng tiêu mủ, lên da non, tác dụng thông mật, làm tăng sự bài tiết mật của tế bào gan, phá cholesterol trong máu. Tinh dầu Nghệ có tác dụng diệt nấm ngoài da và cũng như curcumin có tác dụng kháng khuẩn.

Công dụng: Thường dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng khí trướng đau nhức, đau liên sườn dưới khó thở, sau khi đẻ máu xấu không ra, kết hòn cục trong bụng, bị đòn ngã tổn thương ứ huyết, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức.

Liều dùng: 4-12g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy Nghệ tươi vắt nước để bôi ung nhọt, viêm tấy lở loét ngoài da. Còn dùng dạng bột 2-4g, chia làm hai lần.

Đơn thuốc:

1. Vàng da: Nghệ, Nghệ đen, Cỏ cú, quả Quất non, tán bột, trộn với mật ong làm viên.

2. Cao dán nhọt: Nghệ 60g, củ Ráy 80g, Nhựa thông 40g, Sáp ong 40g, Dầu vừng 80g. Gọt sạch Ráy, giã nhuyễn, nấu nhừ với nhựa, dầu, sáp, Nghệ rồi phết vào giấy mỏng. Dùng dán mụn nhọt.

3. Thuốc rửa âm đạo (bài thuốc tâm đắc ở An Giang): Bột Nghệ vàng (Nghệ xà cừ) 30g, Phèn chua phi 20g, Hàn the 20g, nước 500ml. Nấu sôi 15 phút rồi lọc sạch. Nấu sôi lại một lần nữa. Để nguội, dùng nước này bơm rửa trong âm đạo.

Ghi chú: Người cơ thể hư nhược, không có ứ trệ, không nên dùng.

3. Một số cách dùng nghệ vàng trị bệnh: theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh

Trị viêm gan virut cấp tính: Nghệ 12g; nhân trần, bồ công anh, bạch mao căn mỗi vị 40g; chi tử 16g; đại hoàng, hoàng liên mỗi vị 9g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần, trước bữa ăn. Uống liền 3 - 4 tuần lễ.

Trị viêm gan mạn tính: Nghệ 4g; côn bố, đình lịch tử mỗi vị 12g; hạt bìm bìm, hải tảo mỗi vị 10g; quế tâm 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn.

Trị sỏi gan, sỏi mật: Uất kim, phèn chua đồng lượng 10g. Hai vị tán bột uống ngày một thang, trước bữa ăn. Nếu có mật gấu gia thêm thì càng tăng công hiệu.

Trị kinh nguyệt không đều: Nghệ vàng, xuyên khung, đào nhân, mỗi vị 8g; ích mẫu, kê huyết đằng, mỗi vị 16g; sinh địa 12g. Sắc uống ngày một thang. Uống liền 2 - 3 tuần, trước khi có kinh. Uống vài ba liệu trình cho đến khi các triệu chứng ổn định.

Trị bế kinh đau bụng: Uất kim 15g, huyền hồ 10g. Cả hai đều chích giấm. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, uống trước bữa ăn. Uống 2 - 3 tuần.

Trị trướng bụng, đau bụng: Khương hoàng hoặc uất kim, hương phụ, sài hồ, đồng lượng 9 - 12g. Sắc uống hoặc làm thuốc bột, ngày một thang, uống trước bữa ăn 1 - 1,5 giờ.

Trị mụn nhọt, đinh độc: nghệ vàng 100g, củ ráy dại 150g, dầu vừng 150g, nhựa thông, sáp ong 70g. Nghệ và củ ráy gọt vỏ, thái mỏng, giã nát. Cho hỗn hợp này vào dầu vừng nấu nhừ. Lọc bỏ bã, thêm nhựa thông, sáp ong vào đun nóng cho tan, quấy đều để nguội, phết lên giấy bản, dán vào mụn nhọt.

4. Nghiên cứu y học hiện đại ban đầu

Theo Trung tâm Quốc gia về Y học bổ sung và thay thế, " có rất ít bằng chứng đáng tin cậy để bổ sung việc sử dụng nghệ cho bất kỳ tình trạng sức khỏe nào bởi vì có rất ít thử nghiệm lâm sàng được tiến hành. "

Mặc dù các thử nghiệm đang được tiến hành trên việc sử dụng nghệ để điều trị ung thư, liều cần thiết cho bất kỳ hiệu quả nào ở con người đều rất khó để thiết lập. 

Người ta không biết rằng, thật sự có hay không những hiệu quả tích cực của nghệ trong việc chống ung thư hay bất cứ bệnh nào khác. Kể từ tháng 12 năm 2013, nghệ vẫn đang được đánh giá về hiệu quả tiềm năng của nó đối với một số bệnh ở con người trong các thử nghiệm lâm sàng, bao gồm các bệnh thận và tim mạch, viêm khớp, vài loại ung thư và bệnh ruột kích thích.

Cụ thể hơn, nghệ cũng đang được nghiên cứu trong mối quan hệ với bệnh Alzheimer, bệnh tiểu đường, và các rối loạn lâm sàng khác.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cơ bản khác nhau, việc sử dụng chất curcumin hoặc nghệ có thể ngăn chặn một số giai đoạn phát triển ung thư ở dạng đa khối u. 

Một nghiên cứu về curcumin trên các tế bào ung thư ở người trong ống nghiệm bằng cách sử dụng hỗn hợp các phân tử với thuốc chống buồn nôn thalidomide để tạo ra quá trình chết rụng tế bào ở các tế bào gây ra ung thư tủy. 

Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất trong nghệ có đặc tính chống nấm và kháng khuẩn; Tuy nhiên, chất curcumin không phải là một trong số chúng.

Curcumin, thành phần hoạt động của nghệ, cũng đã được chứng minh là một phối tử của thụ thể vitamin D "với các quan hệ mật thiết trong việc ngăn chặn hóa học đối với ung thư ruột kết".

What's your reaction?

Facebook Conversations