menu
Cây dược liệu cây Vuốt hùm, Móc diều, Móc mèo - Caesalpinia minax Hance
Cây dược liệu cây Vuốt hùm, Móc diều, Móc mèo - Caesalpinia minax Hance
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y Vuốt hùm Vị đắng, tính hàn. Toàn thân có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư ứ tiêu thũng, sát trùng chống ngứa. Hạt có tác dụng tán ứ, giảm đau, thanh nhiệt, khu thấp. Dân gian dùng rễ sắc uống chữa đau nhức, hóc xương, kém ăn, mất ngủ. Rễ và lá cũng dùng ngâm rượu ngậm chữa sâu răng.

1. Cây Vuốt hùm, Móc diều, Móc mèo - Caesalpinia minax Hance, thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Cây Vuốt hùm, Móc diều, Móc mèo - Caesalpinia minax Hance, thuộc họ Ðậu - Fabaceae. Caesalpinia minax Hance có tên tiếng Việt là vuốt hùm, móc diều, Móc mèo, Vân thực, Trần sa lực, Nam là (Tày), Lẩu gáy piếu (Dao).

Tên Khoa học: Caesalpinia minax Hance, 1884 (CCVN, 1:1059)

Tên tiếng Anh: 

Tên tiếng Việt: Vuốt hùm; Móc diều; Móc mèo

Tên khác: C. minax Hance var. burmanica Prain, 1897;

Loài của Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Trung Quốc. Ở nước ta có gặp từ Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa tới Quảng Trị. Thường gặp trong rừng ở độ cao 300 đến 1500m.

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược Liệu Vuốt hùm

Mô tả: Cây nhỡ mọc trườn, có các nhánh rải rác nhiều gai hình nón. Lá to; cuống chung dài 30-40cm, có gai; cuống phụ 8 đôi, dài 8-12cm, cũng có gai; lá chét 6-12 cặp, xoan, nhọn và có mũi ở đầu, hơi có lông phún nhất là ở mặt dưới, dài 22-35mm, rộng 6-13mm, lá kèm 4, hình dải nhọn, dài 8mm. Cụm hoa chùy ở ngọn, dài đến 40cm, có lông và gai. Quả đậu dài 13cm, rộng 45mm, lồi, dày 2-3cm, phủ gai ngược, dài 12mm. Hạt 6-7 hình trụ màu đen lam.

Hoa quả quanh năm.

Bộ phận dùng: Toàn cây, hạt, lá - Herba Semen et Folium Caesalpinae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Việt Nam, Lào, Thái Lan, Nam Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc ở Savan giả, bìa rừng vùng núi từ 300-1500m, từ Lạng Sơn tới Thừa Tiên - Huế. Cũng được trồng làm hàng rào. Thu hái rễ, lá quanh năm. Rễ rửa sạch, thái phiến, phơi khô.

Thành phần hóa học: Hạt chứa một chất rất đắng.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn. Toàn thân có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư ứ tiêu thũng, sát trùng chống ngứa. Hạt có tác dụng tán ứ, giảm đau, thanh nhiệt, khu thấp.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dân gian thường dùng rễ sắc uống chữa đau nhức, hóc xương, kém ăn, mất ngủ; có thể phối hợp với Ké hoa vàng, Nhân trần, rễ Mộc thông, cùng lượng 20g.

Ở Trung Quốc, cây chủ yếu là rễ được dùng trị bệnh sa, cảm mạo phát nhiệt, phong thấp đau khớp xương. Hạt dùng trị oẹ ngược, lỵ, lâm trọc, đái ra máu và đòn ngã tổn thương. Lá dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, rắn cắn. Liều dùng rễ 40-80g, hạt 8-12g.

Rễ, lá cũng được dùng ngâm rượu chữa sâu răng.

What's your reaction?

Facebook Conversations