menu
Cây dược liệu cây Sắn dây, Sắn cơm - Pueraria thomsonii Benth
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cây dược liệu cây Sắn dây, Sắn cơm - Pueraria thomsonii Benth

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Theo Đông Y, Cát căn có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, giải khát, sinh tân dịch. Được dùng chữa cảm mạo phát nóng không ra mồ hôi, miệng khô, họng khát hoặc là cảm sốt đau các cơ bắp, còn dùng trị đi lỵ ra máu, ban sởi mới phát, mụn nhọt.

1. Cây Sắn dây, Sắn cơm - Pueraria thomsonii Benth., thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Cây Sắn dây, Sắn cơm - Pueraria thomsonii Benth., thuộc họ Đậu - Fabaceae. Hình ảnh một khóm sắn dây đang được người dân thu hoạch

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược Liệu Sắn Dây

Mô tả: Dây leo dài tới 10m, có khi bò lan mặt đất. Rễ phình to thành củ nạc chứa nhiều tinh bột. Cành non có lông vàng. Lá kép gồm 3 lá chét to, mềm, có mép nguyên hay phân ra 2-3 thuỳ rõ rệt, có lông nằm rạp cả 2 mặt. Chùm hoa ở nách lá, dài 10-40cm. Hoa to, màu tím, rất thơm. Quả đậu dài 9-19cm, rộng 10mm, có lông.

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Puerariae thường gọi là Cát căn

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, Sắn dây mọc hoang ở rừng và cũng thường được trồng để lấy củ ăn và để làm thuốc. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, người ta đào củ và dùng dây trồng luôn. Củ đào lên rửa sạch, bỏ lớp vỏ bên ngoài cắt khúc dài 10-15cm, củ to thì bổ dọc, phơi hay sấy, kết hợp với xông lưu huỳnh cho đến khô. Muốn chế bột Sắn thì giã nhỏ, hoà nước, gạn lấy tinh bột, lọc đi lọc lại nhiều lần, phơi khô. Lá dùng tươi, có thể thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học: Trong của Sắn dây, có 12-15% tinh bột (củ tươi) đến 40% (củ khô), các chất saponosid và một flavonosid là puerarin. Trong dây và lá khô có các thành phần sau tính theo %: protein 16,3; lipid 1,8; glucid 31,1; cellulose 31,3; và nhiều acid amin, đáng chú ý là acid asparaginic, acid glutamic, prolin, leucin.

Tính vị, tác dụng: Cát căn có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, giải khát, sinh tân dịch. Ở Trung Quốc, rễ và hoa được dùng, xem như có tác dụng giải nhiệt, chỉ tả.

Công dụng: Được dùng chữa cảm mạo phát nóng không ra mồ hôi, miệng khô, họng khát hoặc là cảm sốt đau các cơ bắp, còn dùng trị đi lỵ ra máu, ban sởi mới phát, mụn nhọt. Bột Sắn dây được dùng để uống cho mát, giải nhiệt hoặc dùng trong việc chế thuốc viên vì nó có tính chất giúp cho viên thuốc dính, đồng thời lại dễ rã ra để thuốc chóng có tác dụng. Lá Sắn dây dùng chữa rắn cắn.

Cách dùng Cát căn thái lát phơi khô rang vàng, ngày dùng 8-20g sắc uống, cũng dùng pha nước uống thay trà. Bột sắn dùng pha nước nguội uống giải nhiệt, giải khát, giải độc. Lá thường dùng tươi giã nát vắt nước uống, bã đắp trị rắn cắn.

Đơn thuốc:

1. Chữa cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu khát nước: Bột sắn dây 12g, hoà với đường uống; hay dùng Cát căn 20g, Đậu ván sao 12g, giã giập, sắc uống (theo Lê Trần Đức).

2. Chữa trẻ em cảm sốt, ho, viêm họng, hay lên sởi viêm phổi: Sắn dây 12g, Mạch môn 10g, Hương nhu 6g, sắc uống.

3. Hình ảnh cây Sắn đây

Hình ảnh cây Sắn đây

4. Hình ảnh bột sắn dây

Hình ảnh bột sắn dây Bột sắn đây được làm khô

Bột Sắn dây được dùng để uống cho mát, giải nhiệt hoặc dùng trong việc chế thuốc viên vì nó có tính chất giúp cho viên thuốc dính, đồng thời lại dễ rã ra để thuốc chóng có tác dụng. 

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations