menu
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là một Phật tử
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là một Phật tử

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam không chỉ là một nhà lãnh đạo gần dân, luôn lo nghĩ cho nhân dân, là một người luôn khiêm tốn với bạn bè, đồng nghiệp cấp dưới, ông còn là một người có tâm Phật, cái tâm luôn luôn cung kính và hướng về Phật – Pháp – Tăng.

Là một người có tâm Phật

Nói đến cái tâm là nói đến lòng trong sáng, không tơ hào vụ lợi, vì hạnh phúc và chăm lo cho đời sống của nhân dân mà cống hiến hết mình. Cái tâm bao giờ cũng đi đôi với cái tầm của một người lãnh đạo, của người cán bộ nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Tâm và Tài của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam được thể hiện ngay trong từng lời nói, hành động của mình. Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên thế giới và tại nước ta, ông đã được giao nhiệm vụ làm Trưởng Ban phòng chống quốc gia dịch bệnh COVID-19. Ngay từ những ngày đầu thực hiện nhiệm vụ, với ý chí quyết tâm dập dịch, chống dịch như chống giặc mà Chính phủ đề ra, ông đã cùng với các thành viên trong ban đã có những chỉ đạo sát sao đối với công tác phòng dịch và dập dịch. Và đã mang lại những tín hiệu khả quan.

Ông luôn thể hiện tấm lòng tín kính đối với Phật pháp. Thông qua từng cử chỉ hành động của ông cũng đủ để cho thấy tâm thành của ông khi đứng trước Tam Bảo.

Thật xứng đáng khi ca ngợi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Dù bộn bề công việc vì dân vì nước, nhưng ông vẫn dành ít thời gian được nghỉ ngơi quý báu của mình để đến cung kính, thỉnh an Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là một người có Tâm Phật, cái Tâm luôn luôn cung kính và hướng về Phật – Pháp – Tăng.

Dù đứng ở bất cứ vị trí nào hãy coi mình không bằng hạt bụi trên xa mạc ắt sẽ hiểu ra nhiều điều đó. Mong sao chư Phật hộ trì cho ông luôn luôn khỏe mạnh, hoàn thành tốt công việc mà Nhà nước giao và luôn kiên định với con đường chánh Pháp.

Phẩm chất của một người lãnh đạo theo Đức Phật

Trong kinh Bổn sinh, Đức Phật đã nêu ra mười phẩm chất cần có của một lãnh đạo để trị vì tốt đất nước. Đó là: 1. Phải có khí độ rộng lượng, cao thượng, vì dân chúng chứ không vì bản thân; 2. Sống đạo đức và hướng dẫn dân chúng sống đạo đức; 3. Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân cho dân, cho nước; 4. Trung thực và liêm khiết, công bình, chính trực; 5. Nhân từ, đức độ, có hành vi, cách cư xử nhu hòa, từ ái đối với mọi người; 6. Sống thanh cao, giản dị, không thù oán, tị hiềm; 7. Thực thi bất bạo động, không làm tổn hại bất cứ ai; 8. Có lòng kiên trì, nhẫn nại; 9. Lấy lòng dân làm gốc, đưa ý dân lên hàng đầu; 10. Tôn trọng sự hòa hợp trong nội bộ quốc gia và hòa bình thế giới.

Đây không chỉ là những phẩm chất một vị vua cần có, mà còn là những phẩm chất của người đứng đầu chính phủ và lãnh đạo các bộ, các ngành thuộc bộ máy nhà nước cần phải có.

Nói đến cái tâm là nói đến lòng trong sáng, không tơ hào vụ lợi, vì hạnh phúc và chăm lo cho đời sống của nhân dân mà cống hiến hết mình.

Mười phẩm chất này cũng đã được nhắc đến trong nhiều bản kinh, nhất là trong Tiểu bộ kinh, tuy văn từ có khác nhưng chung quy nội dung không ngoài mười phẩm chất lãnh đạo: 1. Bố thí, có tấm lòng từ thiện, xả kỷ vị tha (trong quản trị đất nước thì điều này thể hiện ở các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội); 2. Trì giới, giữ gìn đạo đức (giữ năm giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu); 3. Bao dung, rộng lượng, giàu lòng hy sinh; 4. Liêm khiết, nghiêm minh, chính trực, công bằng; 5. Nhu hòa; 6. Sống khắc kỷ, giản dị (không đắm mình trong hưởng thụ, trụy lạc, không xa xỉ, biết chế ngự những ham muốn, dục vọng); 7- Không sân hận (không gieo thù kết oán với ai, không ganh ghét, đố kỵ, thù hằn); 8. Yêu hòa bình (không gây chiến, từ bi, bất bạo động); 9. Kham nhẫn, chịu đựng; 10. Thuận lòng dân.

Trong kinh Tiểu bộ (Chuyện hiếu tử Sàma), Đức Phật cũng dạy về 10 bổn phận mà một người lãnh đạo anh minh hiền đức cần phải làm. Nếu làm tốt, người ấy không những lãnh đạo tốt đất nước của mình mà còn được sinh về cõi Trời sau khi chết. Đó là: 1. Bổn phận đối với cha mẹ; 2. Bổn phận đối với vợ con; 3. Bổn phận đối với thân bằng quyến thuộc; 4. Bổn phận đối với quần thần; 5. Bổn phận đối với binh sĩ; 6. Bổn phận đối với công chức; quan tâm đến các cơ quan chính quyền và đời sống nhân dân; 7. Bổn phận đối với những người tùy tùng thân cận; 8. Bổn phận đối với những bậc tu hành thanh tịnh, đạo cao đức trọng, các nhân sĩ, hiền tài; 9. Bổn phận đối với các bậc ẩn sĩ, tài đức mà mai danh ẩn tích (biết tôn kính, hỗ trợ và mời họ giúp dân giúp nước, thưa hỏi việc nước); 10. Biết yêu thương, bảo vệ loài vật, môi trường sinh thái.

Minh Chính / Nguồn: https ://phatgiao.org .vn/pho-thu-tuong-vu-duc-dam-la-mot-phat-tu-d40421.html

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations