views
1. Cây ba kích
Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết y học cổ truyền và hiện đại đều công nhận ba kích là loại thảo dược quý. Ba kích tính ấm, vị hơi cay, còn gọi là ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ... Đây là cây dây leo, dạng thân thảo, thân mảnh, có nhiều lông mịn.
Trong sách Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, ba kích là vị thuốc dùng cho trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp. Ngoài ra, ba kích còn cải thiện chứng đau mỏi gối, phong thấp đau nhức, tay chân bị lạnh, chữa mất ngủ kéo dài. Với người cao tuổi, ba kích có tác dụng rõ rệt giúp ăn ngon, ngủ khỏe, tăng cân nặng, tăng cơ lực.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy ba kích chứa nhiều hoạt chất như anthraglycosid, vitamin C (chỉ có ở rễ tươi), choline, carpaine, vitamin B1, luteolin, phytosterol, đường và các acid hữu cơ, giúp cơ thể tăng sức dẻo dai, tăng đề kháng, khả năng chống viêm mạnh mẽ. Nam giới hoạt động sinh lý yếu, ba kích giúp tăng khả năng quan hệ t.ình d.ục.
Đông y có nhiều bài thuốc bào chế từ cây ba kích. Ngâm ba kích với rượu một đêm cho mềm rồi lấy ra cắt nhỏ, sấy khô và bảo quản trong lọ thủy tinh kín, để tránh ẩm mốc. Bài thuốc khác là rửa sạch ba kích, ủ mềm, lột bỏ phần lõi, thái nhỏ đem tẩm rượu, ủ khoảng hai tiếng sau đó sao vàng hoặc nấu thành cao lỏng, bảo quản ở nơi thoáng mát. Cũng có thể trộn ba kích với muối và hấp cách thủy đến khi rút được phần thịt, phơi khô và để dành dùng dần... Rượu ngâm ba kích tác dụng tốt cho sinh lý.
2. Nhân sâm
Nhân sâm là cây sống lâu năm, cao chừng 0,6 m, rễ mẫm thành củ to, được coi một trong bốn loại thuốc quý Sâm - Nhung - Quế - Phụ của Đông y từ hàng nghìn năm trước. Từ xa xưa, nhân sâm đã có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng phục vụ cho hoàng tộc các nước phương Đông.
Sâm vị ngọt, tính hơi lạnh, công năng bổ khí, ích huyết, định thần, ích trí, tốt cho người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, sinh dục kém, tăng cường sinh lý, tăng khả năng hồi phục cho mọi hoạt động cơ thể. Nhân sâm lại có đặc tính chống căng thẳng, giảm bớt lo lắng, cải thiện tâm trạng, cải thiện hoạt động của tuyến thượng thận, giúp tuyến này được thư giãn hơn và mang lại những tác động tích cực trong quan hệ t.ình d.ục.
Trong nhân sâm có tới gần 30 hoạt chất saponin khác nhau, được coi là thảo dược trong các loại thảo dược, tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và sinh lý nam giới nói riêng. Đây còn là phương thuốc thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, nhờ đó duy trì được tình trạng cương dương lâu hơn. Thành phần nhân sâm còn có chứa nhiều ginsenoside giúp cải thiện và tăng đáng kể hàm lượng testosterone ở nam giới, làm tăng cảm giác hưng phấn.
Rượu nhân sâm hay còn gọi độc sâm tửu, là thức uống rất được nam giới ưa chuộng. Rượu có tính nóng, vị cay, đắng, ngọt rất dễ uống, thích hợp sử dụng cho những người suy nhược cơ thể, thể trạng yếu, yếu sinh lý. Ngoài ra nhân sâm cũng được sử dụng để pha trà uống hàng ngày thay nước, sau khi pha xong có thể ăn được cả bã, tốt cho sức khỏe tổng thể.
3. Nhục thung dung
Nhục thung dung là cây ký sinh vào rễ các cây khác. Nó thường chọn thân cây chủ có rễ khỏe, xuyên sâu vào lòng đất, có thể hút được nước từ dưới tầng đất sâu. Hệ rễ của nó bám chặt vào hệ rễ của cây chủ để hấp thụ các chất dinh dưỡng. Vào mùa xuân, mầm cây mới có thể đâm thủng mặt đất để mọc nhô lên trên.
Nhục thung dung có thể tồn tại dưới khí hậu khắc nghiệt nhờ lớp lá dày. Từ khoảng 2.000 năm trước, nhục thung dung đã có mặt trong các bài thuốc bổ thận, tráng dương, tăng cường thể lực cho quý ông và có tên trong sách Thần Nông bản thảo, bộ sách thuốc cổ nhất của Đông y.
Trong Đông y, nhục thung dung có tính ấm, vị ngọt, tác dụng bổ thận, trợ dương, lưu thông khí huyết, cải thiện chức năng sinh lý, cường gân, hoạt cốt. Loại thảo dược này đặc biệt thích hợp cho người bị yếu sinh lý, thận hư hay di tinh.
Theo các kết quả nghiên cứu ghi trong cuốn Từ điển các vị thuốc dưỡng sinh hiện đại, nhục thung dung có chứa chất boschnaloside, orobanin, 8- epilogahic axít, betaine, nhiều loại axit hữu cơ và trên 10 axit amin. Các chất này có tác dụng như hormone sinh dục giúp tăng thể lực, tăng sinh lý, tăng khả năng miễn dịch. Ngoài ra nhục thung dung còn có khả năng kích thích, điều tiết hoạt động tuyến thượng thận, khắc phục tình trạng chức năng tuyến thượng thận bị suy giảm cả nam và nữ.
4. Mướp đắng
Lương y Sáng cho biết trong quả mướp đắng có một glycosid đắng gọi là momordicin và các vitamin B1, C, các axit amin như adenin, betain... Hạt chứa một chất dầu và một chất đắng. Đây là loại quả tính mát, tác dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sáng mắt, mát máu, nhuận tràng, bổ thận, trừ nhiệt độc, chống mệt mỏi. Đặc biệt, quả và hạt có tác dụng hỗ trợ sinh lý nam.
Để chữa chứng liệt dương, dùng 300 g hạt mướp đắng sấy khô, tán thành bột, trộn với 100 g long nhãn giã nhỏ. Vo tròn thành viên thuốc nhỏ bằng hạt ngô để uống, mỗi ngày ba lần, mỗi lần 10 viên, cùng với một chút rượu. Dùng bài thuốc này 10-15 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Ngoài cường dương, mướp đắng còn là vị thuốc bổ máu, tăng cường sức khỏe cho gan, thận, mát tim, chữa cảm nóng, mệt mỏi, miệng khô... Vị đắng của quả cũng có vai trò kích thích đường ruột tiết ra một số chất ức chế sự hấp thu đường tại ruột, phù hợp với người bị tăng đường huyết sau ăn.
Mướp đắng tươi ăn sống giúp giải nhiệt, tiêu đờm, bổ máu, nhuận tràng. Mướp đắng sắc uống trị đột quỵ do tim mạch, sốt, khô miệng (tiêu khát), viêm họng hầu. Hạt mướp đắng ngoài cường dương còn chữa viêm họng bằng cách nhai, nuốt nước. Hoa mướp đắng tán nhỏ uống chữa đau dạ dày, đau mắt. Lá mướp đắng khô tán bột, uống 12 g/lần với rượu, chữa mụn nhọt, đau nhức.
Theo vnexpress
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations