menu
Cây Cỏ Mần Trầu (Eleusine indica (L.) Gaertn.)
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cây Cỏ Mần Trầu (Eleusine indica (L.) Gaertn.)

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cỏ Mần Trầu còn có nhiều tên khác như Cỏ vườn trầu, Màng trầu, Thanh tâm thảo, Cỏ chỉ tía, Ngưu cân thảo, Hang ma. Tên khoa học Eleusine indica. Theo đông y, mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm trừ thấp, cầm máu, tán ứ và mát gan

Thông tin hình ảnh cây Cỏ Mần Trầu

Thông tin hình ảnh cây Cỏ Mần Trầu Mần trầu hay cỏ vườn trầu, màn trầu, màng trầu, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, ngưu cân thảo (danh pháp: Eleusine indica) là loài thực vật xâm thực thuộc họ Hòa thảo Poaceae. Đây là loài phân bố ở các vùng khí hậu ấm từ vĩ độ 50 trở lên.

Tên khác:  Cỏ vườn trầu, Màng trầu, Thanh tâm thảo, Cỏ chỉ tía, Ngưu cân thảo, Hang ma (Tày), Co nhả hút (Thái), Hìa xú xan (Dao), Cao day (Ba Na), Hất t’rớ lạy (K’Ho), R’day (H’Dong)

Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaertn.

Họ: Lúa (Poaceae)

Tên nước ngoài: Indian millet, Crowfoot grass, Dog’s tail grass, Crabgrass, Wiregrass (Anh), Éleusine d’inde (Pháp) [14]

Tìm hiểu thêm cây thuốc: Cây dược liệu cây Cỏ mần trầu, Cỏ vườn trầu, Cỏ màn trầu, Cỏ ...

Mẫu thu hái tại: Khoa Dược- Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/05/2009

Số hiệu mẫu: CMT170509, được lưu tại bộ môn Thực Vật-Khoa Dược

Dạng sống cỏ, mọc thành bụi cao 50-70 cm, thân đứng, màu xanh nhạt, nhẵn bóng, dài 7-11 cm, chia nhiều đốt, tiết diện bầu dục. Lá đơn, mọc cách; phiến lá hình dải thuôn nhỏ dần ở ngọn, đầu nhọn, dài 20-25 cm, rộng 5-6 cm, mặt trên ráp có lông cứng rất ngắn, mặt dưới nhẵn màu xanh đậm hơn mặt trên; mép nguyên có lông trắng dài ít dần ở phần ngọn lá. Gân lá song song, gân chính nổi rõ ở mặt dưới, có lông ở hai mặt. Bẹ lá mảnh, bóng, mặt ngoài màu xanh nhạt, mặt trong màu trắng xanh, dài 6-14 cm, lưỡi nhỏ là một lằn lông. Rễ chùm, màu trắng hay vàng nhạt. Cụm hoa gié-hoa xếp 2 dãy so le thành 5-7 gié dài 7-9 cm đính ở đỉnh trục phát hoa ở ngọn thân, thường có 1 gié đính ở mức thấp hơn. Các gié-hoa ở ngọn gié già hơn ở gốc. Trục phát hoa hình trụ hơi dẹp, dài 38-55 cm, màu xanh nhạt ở gốc xanh đậm ở ngọn, nhẵn bóng, có nhiều sọc dọc màu trắng, phần đáy trục có nhiều lông. Gié-hoa dài 5-6 mm có 3-5 hoa, hoa ở gốc già hơn ở ngọn. Gié-hoa có 2 dĩnh, dĩnh dưới nhỏ hơn dĩnh trên. Dĩnh trên hình mũi mác, thuôn mềm, đầu nhọn, dài 2,5-3 mm, rộng khoảng 0,5 mm, màu trong, có lườn, 4-7 gân màu xanh, mặt lưng có răng cưa nhọn. Dĩnh dưới giống dĩnh trên, dài 1,5-2,0 mm, rộng 0,1-1,5 mm, có 1 gân màu xanh, mặt lưng có răng cưa nhọn dài hơn dĩnh trên. Hoa dài 3-4 mm có 2 trấu. Trấu dưới hình mũi mác, trong, thuôn nhọn, có 2-4 gân xanh, dài 2,5-3,0 mm, rộng 0,5-0,75 mm, mặt lưng có răng cưa nhọn. Trấu trên giống trấu dưới, dài 1,5-2,0 mm, rộng 0,2-0,4 mm, có 1 gân. Bộ nhị có 2-3 nhị, rời, đều, chỉ nhị hình sợi chỉ, màu trắng, dài 2,5-3 mm; bao phấn thuôn dài 0,2-0,3 mm, 2 ô, nứt dọc, hướng nội, đính giữa, màu vàng khi non và màu tím khi già; hạt phấn màu vàng, hình cầu, đường kính 22,5-32,5 µm. Bộ nhụy bầu 1 ô, hình trứng, dài 0,3-0,4 mm, rộng 0,2-0,3 mm; 2 vòi nhụy dài gần bằng nhau, màu xanh, hình trụ, dài 0,3-0,4 mm; đầu nhụy dài 0,7-0,8 mm có nhiều lông dài màu nâu. Quả hình trứng hoặc bầu dục, màu xanh bóng dài 1,2-1,5 mm

Tiêu bản

Tiêu bản

Đặc điểm giải phẫu: 

Thân

Vi phẫu hình bầu dục hơi nhọn một đầu. Biểu bì hóa mô cứng, tế bào hình chữ nhật, kích thước rất nhỏ, lớp cutin dày. Mô cứng gồm 1-2 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều. Mô mềm khuyết gồm 5-7 lớp tế bào hình tròn, kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào biểu bì, rải rác có tinh thể calci oxalat hình khối. Vòng mô cứng gồm 9-11 lớp tế bào hình đa giác vách dày, kích thước nhỏ. Mô mềm tủy khuyết, tế bào hình đa giác gần tròn, kích thước không đều. Nhiều bó libe gỗ xếp không thứ tự từ vòng mô cứng vào trong, càng vào trong kích thước các bó càng lớn. Mỗi bó gồm một cụm nhỏ libe tế bào hình đa giác, vách hơi uốn lượn, 1-3 mạch hậu mộc to, hình tròn hoặc bầu dục; 1-2 mạch tiền mộc hình tròn nằm trong vùng mô mềm vách cellulose, có thể có khuyết ở cực gỗ. Bao bên ngoài mỗi bó dẫn là 1-2 lớp tế bào mô cứng hình đa giác. Tủy bị hủy tạo khuyết to

Gân giữa: Biểu bì trên tế bào hình chữ nhật, kích thước khá đều nhau; biểu bì dưới hóa mô cứng, tế bào hình chữ nhật nhỏ hơn biểu bì trên, sát biểu bì dưới là cụm mô cứng, tế bào rất nhỏ bằng 1/5-1/6 tế bào biểu bì trên. Mô cứng tập trung thành cụm gồm 2-4 lớp tế bào hình đa giác, khoang hẹp. Mô mềm đạo gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác gần tròn, kích thước rất lớn. Các bó dẫn kích thước khác nhau xếp thành hàng dọc theo biểu bì dưới, có một bó lớn ở chính giữa gân. Mỗi bó gồm gỗ ở trên, libe ở dưới; tế bào libe hình đa giác, vách uốn lượn; gỗ có mạch hậu mộc to, hình tròn nằm hai bên, 1-2 mạch tiền mộc trong vùng mô mềm vách cellulose. Bao bên ngoài bó libe gỗ là 2 vòng mô, vòng mô cứng bên trong gồm 1-2 lớp tế bào hình đa giác, vòng mô mềm bên ngoài gồm 1 lớp tế bào hình đa giác to chứa khối chất màu vàng nâu dạng cát và hạt lục lạp; bên ngoài vòng này có 1-2 lớp tế bào mô mềm hình thuôn dài, chứa lục lạp.

Phiến lá: Biều bì trên lồi nhiều ở các vị trí có bó dẫn, lõm ở các vị trí tế bào bọt. Tế bào biểu bì trên và biểu bì dưới hình chữ nhật hóa mô cứng, tế bào biểu bì dưới lớn hơn biểu bì trên, lỗ khí rải rác ở cả hai biểu bì, có ít lông che chở đơn bào ngắn ở biểu bì trên; trên lớp biểu bì trên có các tế bào bọt, hình tròn kích thước lớn hay hình chữ nhật. Mô cứng tạo thành cụm phía trên và dưới bó libe gỗ, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ. Nhiều bó dẫn kích thước không đều xếp xen kẽ với các vị trí tế bào bọt. Cấu tạo bó dẫn giống như bó dẫn ở gân giữa. Mô mềm đạo tế bào hình đa giác xen giữa các các bó dẫn rất ít

Đặc điểm bột dược liệu:

Bột màu vàng xanh. Mảnh biểu bì tế bào hình chữ nhật, vách uốn lượn. Mảnh mô mềm tế bào hình đa giác hoặc hình chữ nhật, vách mỏng. Sợi có 2 loại: loại vách dày khoang rộng và loại vách dày khoang hẹp, ống trao đổi rõ. Mảnh mạch mạng, mạch vòng, mạch xoắn. Hạt phấn hình cầu, đường kính 20-25 µm

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Eleusine Gaertn. là một chi nhỏ, chỉ có 2 loài ở Việt Nam. Cây ưa ẩm, ưa sáng, có thể hơi chịu bóng, mọc thành đám.

Mùa hoa quả: tháng 5-7.

Bộ phận dùng: 

Tòan cây (Herba Eleusini), thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học: 

Phần trên mặt đất chứa: 3-0-β-D-Glucopy ranosyl-β-sitosterol và dẫn chất 6’-0-palmitoyl. Cành lá tươi có flavonoid.

Tác dụng dược lý - Công dụng:

Chữa cảm nắng, sốt nóng, máu xông lên đầu, nổi mẩn đỏ, đái són, đái đỏ. Bài thuốc “toa căn bản” có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, nhuận gan, giải độc, kích thích tiêu hóa. Chữa cao huyết áp. Ở Malaysia, nước ép cỏ mần trầu dùng cho phụ nữ sau khi sinh mau hết sản dịch. Ở Philippin, dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa kiết lỵ, nước sắc với “gogo” (Entada phaseoloides) gội đầu sạch gàu, chống rụng tóc.

Công dụng: 

Mần trầu được nhân dân dùng làm thuốc chữa tăng huyết áp, lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, tiểu tiện vàng và ít. Phụ nữ có thai có hoả nhiệt gây táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu nôn mửa và tức ngực. Trị mụn nhọt và các chứng nhiệt độc, trẻ em tưa lưỡi.

Tìm hiểu thêm thông tin về cây thuốc cây dược liệu Cỏ Mần Trầu

Tìm hiểu thêm thông tin về cây thuốc cây dược liệu Cỏ Mần Trầu Mần Trầu có Tên khác: cỏ vườn trầu, màn trầu, màng trầu, thanh tâm thảo, cỏ chỉ tía, ngưu cân thảo. Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaerth.f., họ lúa (Poaceae)

Tên Khoa học: Eleusine indica (L.) Gaertn.

Tên tiếng Việt: Cỏ mần trầu; Cỏ chỉ tía; Ngưu cân

Tên khác: Cynosurus indica L., Juncus bulbosus Lour., non L., Juncus loureiranus Schult. ex Schult. f.;

Một số đơn thuốc có mần trầu:

Bài 1:  Chữa tăng huyết áp: dùng cây tươi 500g, rửa sạch, giã nát, thêm 1 bát nước đun sôi để nguội. Lọc qua vải và vắt lấy nước cốt, thêm ít đường cho đủ ngọt. Uống 2 lần, sáng và chiều.

Bài 2:  Đề phòng viêm màng não truyền nhiễm: Cỏ mần trầu 30g sắc uống trong ngày. Uống liền 3 ngày, nghỉ 10 ngày, sau đó lại uống tiếp 3 ngày nữa.

Bài 3:  Chữa sốt cao co giật, hôn mê: Cỏ mần trầu 120g. Sắc với 600 ml nước, còn 400 ml, thêm ít muối, cho uống nhiều lần trong 12 giờ.

Bài 4:  Mần trầu cũng một vị thuốc trong toa thuốc căn bản: cỏ tranh 8g, rau má 8g, cỏ mực 8g, cam thảo đất 8g, ké đầu ngựa 8g, mần trầu 8g, gừng tươi 2g, củ sả 4g, vỏ quýt 4g. Tác dụng của mần trầu trong đơn là giải độc, an thai, thanh nhiệt. 

Bài 5:  Chữa viêm da, vàng da:  Cỏ mần trầu tươi  60g.  Rễ cây tổ kén đực (1 loài cây dó)  30g. Sắc uống.

Bài 6:  Chữa thấp nhiệt, hoàng đản: Cỏ mần trầu tươi 60g, sơn chi ma 30g. Sắc uống

Bài 7:  Chữa viêm tinh hoàn; Cỏ mần trầu  60g. Cùi vải 10 cùi.  Sắc uống.

Bài 8:  Chữa cảm, sốt nóng, người mẩn đỏ, tiểu tiện vàng ít. Mần trầu 16g,Cỏ tranh 16g.  Sắc uống.

Lưu ý: Bài thuốc số 5,6,7,8 dùng đến khi bệnh thuyên giảm thì dừng.

Tác dụng của cỏ mần trầu với sức khỏe

Tác dụng của cỏ mần trầu với sức khỏe Hiện nay có thể dễ dàng bắt gặp cũng như nhận biết được cỏ mần trầu. Loại cỏ này thuộc họ hàng nhà lúa, mọc thành bụi với chiều cao trung bình 20 – 40 cm. Với thân mọc thẳng, nhắn bóng phân nhánh từ gốc thành nhiều gié khác nhau. Rễ cỏ mần trầu là loại rễ chùm, màu trắng hoặc vàng nhạt.

Cỏ mần trầu được biết đến là loại thảo dược có nhiều hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh cho cơ thể. Các thành phần của chúng khá lành tính cũng như hiệu quả trong việc điều trị nhiều loại bệnh.

1. Cỏ mần trầu chữa bệnh thận

Loại cỏ này có hiệu quả khá tốt trong việc điều chỉ các bệnh về thận như sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang. Bài thuốc có thể tham khảo như kết hợp cỏ mần trầu, lá từ bi, kim tiền thảo, ké hoa đào mỗi vị 20g sắc cùng 400ml nước  sử dụng làm nước uống trong ngày 3 lần vào sáng, trưa, chiều.

2. Cỏ mần trầu trị tóc bạc

Loại cỏ này được sử dụng nhiều trong việc chăm sóc cũng như điều trị các vấn đề về tóc. Công dụng của chúng giúp tóc đen hơn để hạn chế tình trạng bạc tóc. Cơ chế này do chất Beta – sitosterol giúp giảm thiểu cholesterol trong máu nhờ đó hoocmon DHT không có cơ hội phát triển. Việc gội thường xuyên sẽ là biện pháp chăm sóc tốt tốt, an toàn, tiết kiệm mà có thể yên tâm sử dụng.

3. Cỏ mần trầu cho bà bầu và trẻ sơ sinh

Với các đặc tính thảo dược có vị ngọt nhạt, tính mát, không độc nên cỏ mần trầu an toàn cũng như được sử dụng cho bà bầu và trẻ nhỏ khá tốt. Có thể sử dụng như bài thuốc an thai đối với bà bầu hay điều trị các triệu chứng sau sinh. Đối với trẻ nhỏ có thể trị các bệnh ngoài da như trị rôm, nổi ban đỏ, ngứa…

4. Hỗ trợ bệnh tiểu đường

Vị thanh mát của cỏ mần trầu có tác dụng mát gan, giải độc loại cỏ này cũng được sử dụng để điều trị các căn bệnh về tiểu đường, huyết áp khá hiệu quả. Bài thuốc cỏ mần trầu trị tiểu đường thường kết hợp với quả cau tươi. Đây là bài thuốc dân gian được khá nhiều người sử dụng và đem lại hiệu quả

5. Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Đối với những người bệnh trĩ thì đây cũng là một bài thuốc quý khi có thể giảm tình trạng nóng trong để hạn chế việc tác động quá nhiều lực lên búi trĩ.

Tác dụng làm đẹp cỏ mần trầu

1. Cỏ mần trầu trị mụn

Ngoài việc chữa các bệnh cho cơ thể thì cỏ mần trầu cũng được biết đến là một loại thảo dược có khả năng làm đẹp từ xa xưa được ông cha ta sử dụng.

2. Cỏ mần trầu trị rụng tóc, mượt tóc

Ở các vùng quê sử dụng cỏ mần trầu nấu chung với hương nhu, bồ kết gội đầu để giúp tóc bóng mượt, ngăn rụng tóc. Tóc gội thường xuyên sẽ trở nên bóng mượt, đen, dài cũng như có được độ dày cao.

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations