views
1.Tính chất, đặc điểm và công dụng của đại táo
Vị thuốc đại táo là quả chín phơi hay sấy khô của cây đại táo.
Cây đại táo (tên khoa học là Ziziphus jujuba Mill. var. inermis (Bge.) Rehd ) trông gần giống cây táo ta, và đó là một loài cây cùng chi với cây táo trồng phổ biến ở nước ta (tên khoa học là Ziziphus mauritiana Rhamnaceae).
Quả đại táo, sau khi phơi sấy khô, tùy theo cách chế biến, có thể có màu đen hoặc màu đỏ.
Trong Đông y, đại táo còn được gọi là hồng táo, táo tàu. Vỏ ngoài mỏng, lớp cùi mềm, hạt hình thoi, rắn chắc, hai đầu nhọn, mùi thơm nhẹ, vị ngọt, màu vàng nâu, láng bóng là loại tốt.
Đọc thêm: Bậc thầy y học Trung Quốc 99 tuổi ăn táo tàu 30 năm, đã phát hiện ra một bí mật
Theo Đông y, đại táo (hồng táo) tính ôn, vị ngọt, lợi về tì, vị; có công dụng kiện tỳ vị, dưỡng tâm an thần, hoạt huyết điều kinh, tiêu viêm, cầm máu, tiết nước bọt, giảm khát, điều hoà dược tính, thông 9 khiếu, trợ 12 kinh, bổ khí.
Chủ trị: Các bệnh tì vị hư nhược, khí hư bất túc, mệt mỏi bất lực hoặc bị bệnh tâm thần, mất ngủ, tim đập hồi hộp, đổ mồ hôi trộm, viêm đại tràng, kiết lị, chấn thương chảy máu, kinh nguyệt không đều, bạch đới, thể hư cảm cúm ...
Theo nghiên cứu hiện đại, đại táo có các chất như albumin, chất mỡ, chất xơ, chất đường, acid hữu cơ, nhiều loại vitamin và các thành phần calci, phốt pho, sắt... có tác dụng bảo vệ gan, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp có hiệu quả.
2. Một số bài thuốc thường dùng
Đại táo thang (thang táo tầu)
- Thành phần: Táo tàu 15 quả, rửa sạch, ngâm nước 1 giờ, đun nhỏ lửa cho nhừ. Uống ngày ba lần, mỗi lần 1 thang. 7 ngày là một liệu trình.
- Chủ trị: Dùng cho người tì hư khí nhược (dễ mệt mỏi, không thiết ăn uống, ra mồ hôi, chân tay yếu); người thể chất khí hư (loạn nhịp tim, cảm cúm, huyết áp thấp, trầm cảm, đau); người thể chất huyết hư (thiếu máu, nhức đầu, ngủ nhiều, kinh nguyệt không đều, trẻ nhỏ hiếu động).
Đại táo trần bì trúc diệp thang (thang đại táo trần bì lá tre)
- Thành phần: Táo tầu 5 quả, trần bì 5g, lá tre 7g. Sắc 3 vị trên lấy nước. Uống ngày 1 thang chia 2 lần. Dùng liền 3 đến 5 thang.
- Chủ trị: Dùng cho trẻ em bị cam dãi, hôi miệng, tăng tiết nước bọt, viêm lợi.
Hồng táo trà (trà táo tầu)
- Thành phần: Táo tầu 5 quả. Dùng dao khía, bỏ vào cốc, rót nước sôi vào ủ, uống thang trà.
- Chủ trị: Dùng cho bệnh cơ tim (khó thở khi gắng sức hoặc khi nghỉ ngơi, ho khi nằm, rối loạn nhịp tim...).
Hồng táo hắc đậu hoàng kỳ thang (thang táo tầu, đậu đen, hoàng kỳ)
- Thành phần: Táo tầu 20 quả, đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g. Rửa sạch sắc uống ngày 1 thang chia hai lần.
- Chủ trị: Dùng cho người khí hư, nóng ngực, tự đổ mồ hôi, mất ngủ, mơ nhiều, hay quên, cơ thể hơi béo , có hiện tượng phù thũng.
Táo khương trà (trà gừng táo tầu)
- Thành phần: Táo tầu (sấy khô bỏ hạt) 50g, gừng tươi 50g, cam thảo 6g. Sắc chung ba vị, lọc bã. Uống thay trà.
- Chủ trị: Dùng cho người doanh vệ thất hoà, vị khí hư nhược dẫn tới suy giảm sức đề kháng, dễ cảm cúm, thường xuất hiện các chứng chán ăn, tiêu hóa kém, chảy nước mũi, thanh khiếu bất lợi, cơ thịt nhão...
Đại táo cam mạch thang (thang táo tầu, cam thảo,tiểu mạch)
- Thành phần: Đại táo 10 quả, tiểu mạch 30g, cam thảo 6g. Sắc lên bỏ bã lấy nước, uống thang trà.
- Chủ trị: Dùng cho người do tâm, tì bất túc dẫn tới tình trạng tinh thần hoảng hốt, không tự chủ được, thường đau vô cớ, hay buồn phiền, luôn luôn ngáp vặt, tâm trạng không ổn định.
Hồng táo tiên hạc thang (thang táo tầu, tiên hạc thảo)
- Thành phần: Táo tàu 10 quả, tiên hạc thảo 30 - 60g. Sắc uống ngày 3 lần, hoặc uống thay trà.
- Chủ trị: Dùng cho người thể chất huyết hư huyết nhiệt, thổ huyết, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều và các vết thương chảy máu.
Đại táo nhân trần thang (thang nhân trần, táo tàu)
- Thành phần: Táo tầu 30g, nhân trần 30g. Sắc uống ngày 2 lần.
- Chủ trị: Dùng cho người bị bệnh hoàng đản (vàng da, vàng mắt...) do tì hư, suy nhược cơ thể.
Hồng táo tước sàng thang (thang táo tầu, tước sàng)
- Thành phần: Táo tàu 30g, tước sàng tươi 100g (khô 50g). Tước sàng rửa sạch thái nhỏ, cho lẫn với táo tầu, nước là 900 ml sắc còn 400ml, ăn táo uống nước thuốc, ngày 1 thang, chia 2 lần.
- Chủ trị: Dùng cho người viêm tiền liệt tuyến mãn tính.
Táo tàu hay là đại táo, hồng táo (táo đỏ), toan táo (táo chua) (tiếng Trung giản thể: 枣, phồn thể: 棗 (táo); 大枣, 红枣, 酸枣), (tiếng Triều Tiên: 대추), tiếng Nhật: 棗 natsume) (danh pháp khoa học: Ziziphus jujuba) là một loài cây thân gỗ nhỏ hay cây bụi với lá sớm rụng, thuộc họ Rhamnaceae (họ Táo). Người ta cho rằng nó có nguồn gốc từ miền bắc và miền đông Trung Quốc cũng như bán đảo Triều Tiên, là khu vực nó đã được trồng trên 4.000 năm nhưng hiện nay đã du nhập rộng khắp vào khu vực tây nam Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Á, Trung Đông, Nam Âu, Bắc Phi, Caribe, miền nam Bắc Mỹ và miền bắc Nam Mỹ.
Táo tàu (quả tươi)
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng | 331 kJ (79 kcal) |
---|---|
Cacbohydrat | 20.23 g |
Chất béo | 0.2 g |
Chất đạm | 1.2 g |
Vitamin | |
Vitamin A equiv. | (5%)40 μg |
Thiamine (B1) | (2%)0.02 mg |
Riboflavin (B2) | (3%)0.04 mg |
Niacin (B3) | (6%)0.9 mg |
Vitamin B6 | (6%)0.081 mg |
Vitamin C | (83%)69 mg |
Chất khoáng | |
Canxi | (2%)21 mg |
Sắt | (4%)0.48 mg |
Magiê | (3%)10 mg |
Mangan | (4%)0.084 mg |
Phốt pho | (3%)23 mg |
Kali | (5%)250 mg |
Natri | (0%)3 mg |
Kẽm | (1%)0.05 mg |
Thành phần khác | |
Nước | 77.86 g |
Táo tàu (quả khô)
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng | 1.201 kJ (287 kcal) |
---|---|
Cacbohydrat | 73.6 g |
Chất béo | 1.1 g |
Chất đạm | 3.7 g |
Vitamin | |
Vitamin A equiv. | (0%)0 μg |
Thiamine (B1) | (18%)0.21 mg |
Riboflavin (B2) | (30%)0.36 mg |
Niacin (B3) | (3%)0.5 mg |
Vitamin B6 | (0%)0 mg |
Vitamin C | (16%)13 mg |
Chất khoáng | |
Canxi | (8%)79 mg |
Sắt | (14%)1.8 mg |
Magiê | (10%)37 mg |
Mangan | (15%)0.305 mg |
Phốt pho | (14%)100 mg |
Kali | (11%)531 mg |
Natri | (1%)9 mg |
Kẽm | (2%)0.19 mg |
Thành phần khác | |
Nước | 19.7 g |
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations