menu
Sâm đá loài sâm quý nhất nhì của Việt Nam rất ít người biết
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Sâm đá loài sâm quý nhất nhì của Việt Nam rất ít người biết

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Giải mã loài sâm quý chưa từng biết đến trên núi Răng Cưa cao nguyên đá vôi Hà Giang. Sâm đá có tác dụng tái tạo tế bào, giúp cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng, thể lực sung mãn, giải độc tố mạnh mẽ.
Ông Trần Ngọc Lâm và cây sâm đá nhỏ

Theo "người rừng ung thư" Trần Ngọc Lâm, sở dĩ khu vực sống núi Răng Cưa, thuộc huyện Vị Xuyên, Hà Giang, xuất hiện quần thể sâm đá rất đều nhau, có thể cách nay khoảng chục năm, một số cây sâm già đã đậu quả, rồi những cơn gió lớn đã thổi hạt bay rải khắp vùng. 

Năm đó, khí hậu ôn hòa, nên những hạt sâm nảy nầm rất đều, rồi những cây sâm nảy lên, vươn lên đều tăm tắp, như thể trong vườn rau cây nào cây nấy lớn như nhau. 

Tôi lấy hết sức bình sinh, nhổ một cây sâm to bằng chiếc đũa, thế nhưng, cảm giác tuột cả da tay, mà gốc sâm bé xíu không hề suy suyển. Thân sâm đá chỉ bằng cái đũa, mà cứng như thép, lại dai nhoách, vặn vẹo kiểu gì cũng không gẫy, không dứt củ. 

Ông Lâm dùng lưỡi dao nhọn, đánh một bồng đất xung quanh gốc sâm, làm đứt những chiếc rễ tua nhỏ, lúc đó, mới nhổ được củ sâm lên.  

Củ sâm đá khá nhỏ, màu vàng nhạt. Thân cây bằng cái đũa, nhưng củ chỉ bằng ngón tay người lớn. Đưa củ sâm lên mũi, mùi vị thơm mát của saponin xực vào mũi rất dễ chịu. 

Quá hào hứng, tôi ra sức nhổ sâm, nhưng ông Lâm ngăn lại. Theo ông Lâm, chỉ nên khai thác những cây sâm đã đủ tuổi, khoảng 10 năm tuổi trở lên và khai thác có chọn lọc, vừa thu hoạch sâm, vừa bảo

Đào sâm đá trên núi Răng Cưa

Sau khi thu được một bó sâm quý hiếm, với những củ sâm mỡ màng, ông Lâm nắm tay vào một thân dây leo to cỡ chuôi liềm bám vòng quanh thân cây gỗ. Ông Lâm hỏi mọi người có biết đây là cây gì không, thì mọi người đều lắc đầu. 

Ông Lâm trèo thoăn thoắt lên ngọn cây thân gỗ, bẻ mấy cành lá thả xuống. So những chiếc lá này với lá loài sâm mọc dưới mặt đất thì thấy giống hệt nhau. Điều này quả thực lạ lùng. 

Theo ông Lâm, đây chính là một trong số những cây sâm tổ, nó phải có tuổi cả trăm năm, thậm chí khó có thể biết tuổi của nó. Những cây sâm cổ này chính là tổ tiên của quần thể sâm khổng lồ mọc đều tăm tắp trên mặt đất. Có thể, chúng ra quả, gặp gió, đã rải hạt đi khắp sống núi này. 

Loài sâm đá này sinh trưởng rất kỳ lạ, khi nhỏ thì chúng lớn lên như cây thân gỗ, rất cứng, mọc thẳng. Thế nhưng, khi đã được trên 10 năm tuổi, thì phần ngọn cứ dài ra, rồi mềm oặt, biến thành dây leo, quấn vào cây lớn mà ngoi lên. 

Khi chúng bám vào cây lớn, leo cao, thì toàn bộ phần thân gỗ bên dưới cũng biến luôn thành dây leo, trông chẳng khác gì loài sắn dây. Điều lạ hơn nữa, là khi thân nó biến thành dây leo, thì lại mềm hơn lúc còn nhỏ khi là thân gỗ. 

Để tìm hiểu đặc điểm hình thái của loài sâm này, tôi đã dùng dao đào củ của cây sâm đá già. Phải mất cả tiếng đào bới, mới lôi được củ sâm dài ngoằng lên khỏi mặt đất. 

Tuy nhiên, thật thất vọng, khi củ sâm chỉ bé bằng thân cây, tức là cỡ ngón chân cái người lớn. Nhìn củ sâm, không thể khẳng định đấy là củ hay rễ. 

Theo ông Lâm, khi cây sâm còn nhỏ, thì củ lại to hơn thân nhiều lần, nhưng khi cây sâm lớn, thì củ gần như không phát triển, mà chỉ dài thêm ra và biến thành rễ để lấy dinh dưỡng nuôi thân. 

Điều đặc biệt, là hàm lượng saponin trong thân và lá của loài sâm này rất cao. Khi cây sâm càng già, thì lượng saponin tích trong thân càng nhiều và quý.

Theo ông Trần Ngọc Lâm, cách nay khoảng 25 năm, người Trung Quốc thu mua loài sâm đá này ồ ạt ở Việt Nam. Họ tưởng sâm đá đã tuyệt chủng ở Việt Nam, nên ngừng thu mua từ rất lâu rồi và loài sâm này rơi vào quên lãng. 

Thời điểm đó, người Việt không biết đến nó, chỉ nghĩ họ thu mua cây thuốc thông thường, nên không ai quan tâm. 

Hồi ở Tây Tạng, các nhà sư Tây Tạng thường xuống vùng núi thấp Tứ Xuyên tìm sâm đá, để bồi bổ cho bệnh nhân ốm yếu, ung thư, người suy nhược cơ thể. 

Thân, lá sâm đá có hàm lượng saponin rất cao 

Ông Lâm từng đem mẫu đi nhiều nơi để hỏi, những các nhà khoa học Việt Nam không biết đến loài sâm này. Về sau, qua một nhà khoa học của Quân đội, ông mới biết Cục Quân y Việt Nam đã nghiên cứu về loài sâm này (với tên gọi khác) từ 30 năm qua và đánh giá hàm lượng Saponin tổng hợp chỉ thấp hơn sâm hoang dã Ngọc Linh một chút. Tuy nhiên, tài liệu nghiên cứu đó chưa được công bố. 

Sâm trồng Ngọc Linh và sâm trồng Hàn Quốc không có cửa so với loài sâm đá hoang dã này. 

Điều đặc biệt, hàm lượng Saponin tổng hợp trong thân và lá của sâm đá cao bằng 70% so với củ, do đó không bỏ đi thứ gì. 

Vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, sâm đá xuất hiện nhiều ở dãy Trường Sơn, vùng Ngọc Linh. Thế nhưng, nhiều năm nay không còn thấy chúng nữa. Người Trung Quốc đã âm thầm thu mua sạch sẽ từ nhiều năm trước.

Theo ông Trần Ngọc Lâm, nhà giàu Trung Quốc thường hầm sâm này với chim công để bồi bổ. Sâm đá có tác dụng tái tạo tế bào, giúp cơ thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng, thể lực sung mãn, giải độc tố mạnh mẽ. 

Đêm đó, chúng tôi nổi lửa giữa rừng sâm. Dù không có chim công, nhưng có thịt gà già thay thế. Thả vài củ sâm đá vào nồi gà hầm, đã có được món ăn của vua chúa. Ăn nhiều sâm quá, uống nước lá sâm căng bụng, nằm ngủ giữa quần thể sâm rừng thơm lừng, nên gần như cả đêm thao thức không ngủ. Thế nhưng, lạ lùng thay, sớm hôm sau cơ thể nhẹ nhõm, tỉnh táo, không hề có giảm giác mệt mỏi, thiếu ngủ.

Anh Nguyễn Thanh Tuyền, chuyên gia sâm Ngọc Linh: "Nhận được mẫu sâm đá, tôi đã đem đi gặp một số chuyên gia dược liệu, nhưng không ai biết đây là loại sâm gì. Loài thực vật này có lẽ cũng chưa được nghiên cứu ở Việt Nam. Điều này là bình thường, vì thực vật ở nước ta, nhất là các loài trong rừng sâu rất đa dạng, phong phú. Là người có nhiều kinh nghiệm về sâm Ngọc Linh, chỉ cần ngửi mùi, hoặc hơn nữa là sắc nước uống, tôi khẳng định sâm đá rất quý, rất giàu saponin. Tôi đã ngâm rượu sâm đá và thấy dậy mùi hoạt chất saponin. Nếu đem mẫu sâm này đi định lượng, thì hàm lượng saponin tổng hợp có thể không kém sâm Ngọc Linh là bao. Điều quan trọng bây giờ là làm sao bảo tồn được nguồn gen, bảo vệ được quần thể sâm ít ỏi mà ông Lâm phát hiện. Nếu bảo tồn và nhân rộng được sâm đá, thì nước ta có thêm nguồn sâm rất quý. Cũng có thể, đây sẽ là phát hiện chấn động, không kém gì việc phát hiện ra sâm Ngọc Linh".

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations