views
Nghiên cứu chỉ ra "lỗ hổng" trong học thuyết của Darwin về tiến hóa
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Úc đã tìm ra những đột phá trong quá trình tiến hóa ở một số loài. Theo đó, càng có nhiều sự khác biệt về di truyền, thì quá trình tiến hóa có thể xảy ra nhanh hơn, vì một số đặc điểm nhất định chết đi và những đặc điểm mạnh hơn được hình thành.
TS. Timothée Bonnet, một nhà sinh thái học tiến hóa và là đại diện của nhóm nghiên cứu cho biết: "Phương pháp này cung cấp cho chúng ta một cách thức để đo lường tốc độ tiềm ẩn của quá trình tiến hóa hiện đại nhằm thích ứng với chọn lọc tự nhiên trên tất cả các đặc điểm trong quần thể".
"Đây là điều mà chúng tôi đã không thể làm được với các phương pháp trước đây, vì vậy việc có thể nhìn thấy quá nhiều thay đổi tiềm năng là một điều bất ngờ đối với nhóm nghiên cứu", ông cho biết.
Trong số các loài động vật hoang dã được nghiên cứu, có loài chim hồng tước (Malurus cyaneus) ở Úc, linh cẩu đốm (Crocuta crocuta) ở Tanzania, chim sẻ (Melospiza melodia) ở Canada, và hươu đỏ (Cervus elaphus) ở Scotland.
Thời gian trung bình của mỗi nghiên cứu thực địa là khoảng 30 năm, với các chi tiết về sinh, tử, giao phối và con cái đều được ghi chép lại một cách cẩn thận. Đây là cũng lần đầu tiên tốc độ tiến hóa được đánh giá trên một quy mô lớn như vậy.
Sau đó, nhóm nghiên cứu mất thêm 3 năm, và cuối cùng đã định lượng được mức độ thay đổi giống loài do di truyền và chọn lọc tự nhiên gây ra. Họ phát hiện thấy quá trình tiến hóa có thể xảy ra chỉ trong vài năm, trái với nhận định của Charles Darwin khi ông từng cho rằng quá trình tiến hóa diễn ra rất chậm.
Một thí dụ dễ thấy về sự tiến hóa nhanh là ở loài bướm đêm. Trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã gây ra tình trạng ô nhiễm và để lại muội đen trên cây cối và các tòa nhà. Bướm đêm đen khi ấy đã thay đổi màu sắc trên cơ thể chúng để giống với màu này, khiến các loài chim khó phát hiện ra.
"Bởi vì màu sắc của loài bướm đêm quyết định xác suất sống sót và do sự khác biệt về gen, các quần thể ở Anh nhanh chóng bị thống trị bởi loài bướm đêm đen", TS. Bonnet cho biết.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng với việc thế giới và hệ sinh thái động vật hoang dã đang "quay cuồng" với những tác động liên tục của biến đổi khí hậu, việc biết thêm về tốc độ thích nghi của các loài động vật sẽ rất hữu ích trong việc mô hình hóa rằng loài nào có thể tồn tại và loài nào sẽ không.
"Nghiên cứu này đã cho chúng ta thấy rằng không thể coi quá trình tiến hóa là một quá trình cho phép các loài tồn tại lâu dài để đáp ứng với sự thay đổi của môi trường", TS. Bonnet cho biết. "Thay vào đó, có thể coi sự tiến hóa là một động lực quan trọng, cho thấy khả năng thích ứng của các quần thể đối với những thay đổi môi trường hiện tại".
Theo Dantri
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations