menu
Cây dược liệu Bù dẻ lá lớn, Nam kỳ hương, Dất lông - Uvaria cordata (Dunal) Wall. ex Alston (U. macrophylla Roxb.)
Cây dược liệu Bù dẻ lá lớn, Nam kỳ hương, Dất lông - Uvaria cordata (Dunal) Wall. ex Alston (U. macrophylla Roxb.)
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo y học cổ truyền, dược liệu Bù dẻ lá lớn Rễ có vị cay, đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, bổ gân cốt. Lá có vị nhạt, hơi thơm, tính bình; có tác dụng tán ứ tiêu thũng, ngừng ho. Thường dùng trị: Khó tiêu, đầy bụng, ỉa chảy; Phong thấp, lưng gối mỏi, chấn thương, bị thương.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Bù dẻ lá lớn

Bù dẻ lá lớn, Nam kỳ hương, Dất lông - Uvaria cordata (Dunal) Wall. ex Alston (U. macrophylla Roxb.), thuộc họ Na - Annonaceae.

Mô tả: Cây bụi leo hay dây leo cao 5-6m; cành non có lông hung đỏ. Lá hình trứng ngược, gốc hình tim, chóp nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông hung đỏ. Hoa mọc thành cụm 2-4 cái, đối diện với lá, hay ở ngọn. Mỗi hoa có 3 lá dài; 5 cánh hoa đều có lông ở cả hai mặt; nhị nhiều; lá noãn nhiều, có lông, khi chín hình tròn, bóng nhẵn, chứa 8-10 hạt.

Hoa tháng 6-8.  

Bộ phận dùng: Lá và rễ - Folium et Radix Uvariae Cordatae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Malaixia, Xrilanca, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở bìa rừng, tới độ cao 700, từ Bắc Thái, Hà Tây qua Quảng Trị, các tỉnh Tây Nguyên đến Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang. Thu hái lá và rễ quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Rễ có vị cay, đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, bổ gân cốt. Lá có vị nhạt, hơi thơm, tính bình; có tác dụng tán ứ tiêu thũng, ngừng ho.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Khó tiêu, đầy bụng, ỉa chảy; 2. Phong thấp, lưng gối mỏi, chấn thương, bị thương. Liều dùng 15-20g rễ hoặc 10-15g lá, dạng thuốc sắc. Lá có thể dùng tươi giã đắp hoặc phơi khô tán bột dùng rịt. Đồng bào Tây Nguyên thường dùng lá làm men chế rượu.

What's your reaction?

Facebook Conversations