views
Mỗi khi bạn bước vào một ván mới, độ khó cũng được nâng cao, bạn bắt buộc phải tận dụng mẹo chơi từ các ván dễ trước đó để tiếp tục giành chiến thắng.
Khi chuyển sang một công việc mới, tốt nhất là bạn nên tìm hiểu trước xem công việc này sẽ mang lại cho bạn điều gì, chẳng hạn như cơ hội làm những việc trước đây chưa từng làm, học hỏi thêm kỹ năng mới...
Ryan cho rằng, bạn nên biết nhiệm vụ của bạn ở vị trí mới này là gì, đồng thời xác định mục đích của bạn khi làm công việc này.
Khi bạn đã làm tròn trách nhiệm với công ty và hoàn thành mục tiêu có lợi cho mình do bản thân đề ra lúc trước, chính là lúc bạn nên ra đi.
Bạn đã thắng ván này rồi, thu đủ chiến lợi phẩm rồi, có ở lại nữa cũng chẳng được gì.
Theo Ryan, ngày xưa trước khi đi tìm một công việc mới, chúng ta luôn cố gắng nán lại công ty cũ lâu nhất có thể, nhưng giờ thì "chiến lược" này không còn thích hợp nữa.
Khi nhìn vào một bản lý lịch, việc bạn làm một công việc trong thời gian quá dài không còn là điểm cộng.
Nếu cứ ở yên một vị trí quá lâu, bạn sẽ dần trở nên xa lạ với xu hướng thị trường việc làm, và sẽ rất bất lợi cho bạn khi muốn đi tìm một công việc mới.
Khi cân nhắc có nên đổi việc hay không và khi phân vân trước những sự lựa chọn mới, có một điều quan trọng bạn nên suy nghĩ: Công ty này có coi trọng tôi hay không?
Để trả lời câu hỏi này, mời bạn suy xét bốn yếu tố dưới đây:
1. Nếu họ nói với bạn rằng, bạn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong những thành công của công ty, đồng thời để thể hiện sự cảm kích, họ quyết định tăng lương, cho phép bạn thay đổi thời gian làm việc linh hoạt hơn hay cung cấp cho bạn một vài phúc lợi cụ thể nào đó, có nghĩa là công ty này thực sự coi trọng bạn.
2. Nếu công ty bàn bạc với bạn về phương hướng phát triển của bạn ở công ty, đồng thời giữ lời hứa về việc hỗ trợ bạn phát triển theo hướng bạn muốn (ví dụ như thăng chức, điều chuyển bộ phận…), có nghĩa là công ty này thực sự coi trọng bạn.
3. Nếu sau khi bạn đã sẵn sàng, họ giao cho bạn những công việc có ý nghĩa, có nghĩa là công ty này thực sự coi trọng bạn.
4. Nếu họ hoàn toàn thiện chí trong việc chấp nhận các yêu cầu gia tăng tính linh hoạt trong công việc của bạn vì bạn đã làm việc rất chăm chỉ, có nghĩa là công ty này thực sự coi trọng bạn.
Ngoài ra, chuyên gia về môi trường làm việc Lynn Taylor cũng liệt kê những biểu hiện cho thấy công ty chẳng hề xem bạn ra gì: quản lý của bạn không bao giờ giúp đỡ, chỉ dẫn hay gợi ý gì cho bạn; công ty không có quyết định khen thưởng hay thăng chức tương xứng với những gì bạn đã làm được; không bao giờ hỏi đến ý kiến của bạn, lờ đi những yêu cầu hỗ trợ để hoàn thành công việc của bạn; không tin tưởng bạn, chưa từng giao những dự án nhiều người mong ước cho bạn, bạn cũng luôn là người cuối cùng được thông báo về những quyết định quan trọng; không có hứng thú gì với đời sống cá nhân của bạn, chỉ khi nào bạn làm hỏng việc, quản lý mới để ý đến bạn; không ai cần bạn giúp đỡ, bạn có được nơi khác mời đi họ cũng không quan tâm.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations