views
1. Không tranh cãi với vợ
Người đàn ông hay gây gổ với vợ, đại để có mấy loại:
Loại thứ nhất, không có phong thái. Một người đàn ông mà ngay cả vợ anh ta cũng không muốn bỏ qua, bụng dạ thật sự quá nhỏ nhen.
Loại thứ hai, không có hàm dưỡng. Ngay khi vợ nói điều gì đó cũng chạm đến dây thần kinh nhạy cảm của anh ta, phải tranh cãi một chập mới hả được cơn giận.
Loại thứ ba, là xấu tính.
Tất nhiên, còn rất nhiều tình huống khác, nhưng dù là tình huống nào đi chăng nữa, một khi vợ chồng tranh cãi thì cái được chả bõ cho cái mất. Khi người chồng tranh cãi với vợ, dù có giành được phần thắng về mặt đạo lý, nhưng lại thua mất cảm tình. Ở đây không phải nói là gia đình sống không cần đạo lý, khuôn phép, mà phàm là chuyện gì cũng cần phải xử lý cảm xúc trước rồi mới giải quyết vấn đề.
Đừng tranh cãi hơn thua với vợ khi: Lửa giận bừng bừng; Đừng tranh cãi chỉ vì chút chuyện nhỏ; Đừng vội tranh cãi khi đụng phải chuyện lớn.
Có những sự tình, tranh cãi không thể giải quyết được vấn đề. Nếu thế, bạn hãy tìm thời điểm thích hợp, tâm thái bình hòa rồi trao đổi.
2. Đừng cãi lời bố mẹ
Tục ngữ có câu: “Nhà còn cha mẹ, như có vật báu”. Người mà tranh cãi với bố mẹ thường sẽ không đủ phúc báo.
Cha mẹ là gốc rễ của gia đình. Khi cha mẹ còn, thì các anh chị em trong gia đình mới có thể quây quần bên nhau mỗi dịp lễ tết; khi cha mẹ không còn nữa thì giữa anh chị em sẽ thiếu đi một sợi dây kết nối.
Cha mẹ là túi khôn trong gia đình. Họ có nhiều kinh nghiệm sống và có thể chỉ dẫn cho bạn mỗi khi bạn gặp khó khăn. Cha mẹ cần sự tôn trọng và yêu thương của con cái.
Cha mẹ lớn tuổi, thường muốn đưa ra một số lời khuyên để tìm kiếm cảm giác bản thân họ vẫn còn giá trị và được con cháu cần đến. Nếu lúc này, con cái phớt lờ hoặc tranh cãi không dứt về ý kiến của cha mẹ, cố chứng minh cha mẹ sai thì càng không nên.
Cái gọi là hiếu thuận, một hàm nghĩa quan trọng trong đó chính là phải “thuận theo” ý muốn của cha mẹ, không được làm trái.
Thuận theo cha mẹ, đây không phải là hiếu thảo một cách mù quáng, so với ơn dưỡng dục sâu nặng của cha mẹ thì mọi đúng sai trên đời này đều quá nhỏ bé.
3. Đừng tranh cãi với sếp của bạn
Tranh luận hoặc so cao thấp với sếp của bạn là điều cực kỳ ngu ngốc. Tại sao?
Trước hết, sếp cần thể diện. Tranh luận với sếp trước mặt người ngoài sẽ khiến sếp không còn chỗ nào để giấu mặt, thành ra sẽ khiến sếp trở mặt với bạn, như vậy cuộc tranh luận này không những không giải quyết được vấn đề gì, mà còn rước họa vào thân. Nếu sếp của bạn thực sự sai, thì hãy gặp riêng và trao đổi riêng.
Thứ hai, sếp là người nắm giữ quyền lực và tài nguyên. Nếu bạn làm mất lòng sếp, bạn rất khó có được mức lương tốt chứ chưa nói đến việc được thăng chức. Nếu bạn cho sếp thể diện, thì sếp sẽ cho bạn thể diện và cơ hội.
Đừng quên, thành công của sếp cũng là thành công của chính bạn.
Chúng ta cần dùng thái độ học hỏi để chung sống với sếp, giải quyết vấn đề cho sếp, nếu làm được vậy thể nào bạn cũng sẽ có thu hoạch tốt.
4. Đừng tranh cãi với những kẻ thối nát
Kẻ thối nát là gì? Kẻ thối nát là những người hách dịch không nói lý, làm việc không màng đến hậu quả.
Kẻ ngu ngốc là những người hễ nóng giận là gây thương tổn người khác; Là những người chỉ vì mấy đồng tiền mà trở mặt; Người bất chấp chỉ vì lợi ích cá nhân mà bất chấp đạo đức và luật pháp. Tranh luận với mấy người này, khiến bạn vừa ôm bực dọc vào người, lại đẩy bản thân vào chỗ lụn bại. Tốt nhất nên tránh xa.
Theo soha, Theo Abolouwang, theo Thể thao văn hoá
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations