menu
Câu hỏi: Kỹ thuật trồng cây rau đắng biển
Câu hỏi: Kỹ thuật trồng cây rau đắng biển
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Tôi có vườn rau đắng ,hiện tại chưa bắn dc vì đắng hơn rau ngoài thị trường. Xin hỏi ky thuật chăm sóc cây rau ,bón phân gì để cây phát triễn nhanh vì tôi nghe nói trước sau 1 vụ thu chỉ cach nhau khoang 10 ngày

Cây rau đắng còn có tên gọi khác là:

Cây rau đắng còn có tên gọi khác là:

Rau đắng, rau sam đắng, cây ruột gà, cây ba kích, là loài cây thân thảo mọc bò trên mặt đất, có thân nhỏ nhiều đốt, lá nhỏ mọc so le, hoa nhỏ màu tím.

Rau đắng có hai loại là rau đắng đất và rau đắng biển. Rau đắng đất đắng hơn đau Rau đắng biển. Rau đắng rất dễ trồng và dễ sống. Cây có khả năng phân nhánh khỏe, thường mọc thành đám ở ruộng trồng ngô, khoai, sắn, ở bãi sông, nương rẫy và thậm chí ở ven đường đi, cho thu hái quanh năm. Rau đắng biển được dùng làm rau và được dùng làm thuốc.

Việc bạn trồng rau đắng, sản phẩm tạo ra đắng hơn rau ngoài thị trường, có  thể vì bạn trồng giống rau đắng đất (loại này thường dùng làm thuốc trong y học cổ truyền là chính).

Bất cứ trồng loại rau gì cũng cần phải bón phân, tưới nước để cây phát triển, tùy loại rau mà vụ trước cách vụ sau khoảng 10 ngày. Theo kinh nghiệm bón phân: giai đoạn đầu cần phân chuồng hoai mục hay phân hữu cơ vi sinh/sinh học, phân lân để bón lót, giai đoạn giữa và cuối thì cần đạm và kali, đối với nhóm rau ăn lá (cải, rau muống, rau đắng...) thì cần thúc phân đạm nhiều, kali thấp, nhóm rau ăn quả (dưa leo, khổ qua...) thì cần thúc phân đạm ít, kali nhiều.

* Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau đắng biển (tham khảo):

Trồng rau đắng không khó, chúng cũng giống như rau ngổ, rau cần nước, nghĩa là môi trường sống phải có bùn và nước xâm xấp.

1. Thời vụ:

Nếu chủ động được nguồn nước tưới, có thể gieo trồng rau đắng bất cứ mùa nào trong năm.

2. Kỹ thuật làm đất:

- Rau đắng rất dễ trồng, có thể sống trên nhiều loại đất (trừ đất phèn, đất mặn). Đất làm kỹ, tơi xốp, thiết kế mương liếp cân đối để chủ động tưới tiêu: mặt liếp rộng 1,2- 1,5m, cao 20 - 30cm; khi làm đất nên rải (70-100kg) vôi bột/1.000m2 để hạn chế nấm bệnh phát triển.

* Gieo hạt:

- Nên chọn thời tiết mát mẽ để gieo hạt, lượng gieo 1-1,2kg hạt/1.000m2.

- Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước ấm khoảng 15-20 giờ để hạt hút đủ nước, kích thích hạt nảy mầm, sau đó vớt ra, trộn với tro bếp rải đều trên mặt liếp (mùa nắng có thể gieo hạt khô trộn với tro bếp, đất bột). Gieo xong phủ liếp bằng rơm rạ hay tro trấu, đất bột và tưới nước thật đẫm.

3. Bón phân: Tổng lượng phân cần bón cho 1.000m2

          Phân hữu cơ vi sinh/sinh học: 1.000 – 1.500 kg

          Phân Urê:                  15-20 kg

          Phân  lân:                  10 kg

          Phân DAP:               15-20 kg

Cách bón:

- Bón lót trước khi trồng: toàn bộ phân hữu cơ vi sinh/sinh học + 8 kg lân khi làm đất. Sau khi hạt nảy mầm, ngâm 2kg lân còn lại tưới cho cây để phát triển bộ rễ.

- Bón thúc: chia làm 3 lần (bằng cách rải đều trên liếp rồi tưới nước)

 + Lần 1 (10 ngày sau gieo): 1/3 lượng DAP + 1/3 urê

 + Lần 2 (20 ngày sau gieo): 1/3 lượng DAP + 1/3 urê

 + Lần 3 (30 ngày sau gieo): 1/3 lượng DAP + 1/3 urê

Khi bón phân thúc, có thể chừa lại một ít phân urê để pha tưới dặm vào những nơi cây mọc yếu, lá xanh nhợt nhạt.

4. Chăm sóc, thu hoạch:

- Là cây thân thảo, rau đắng dễ bị dập nát, nếu gieo hạt phủ rơm rạ tươi, khi cây mọc phải dỡ bớt rơm rạ để cây phát triển, dùng vòi hoa sen lỗ nhỏ tưới nước để cây không bị dập nát và không làm đất bị váng; cần tỉa bớt nếu cây mọc quá dày.

- Rau đắng là cây ngắn ngày nên ít bị sâu bệnh phá hại, quá trình chăm sóc chỉ cần cung cấp đủ nước, song không quá ẩm hoặc ngập nước nấm bệnh dễ phát triển làm chết cây, khi vào mùa hạn phải bơm nước để giữ ổn định mực nước khoảng 2 cm. Đặc biệt khoảng 15-20 ngày sau mỗi đợt thu hoạch, phải bón thúc phân cho rau một lần (bón 5 kg urê hoặc 10 kg phân NPK cho 1.000m2) như vậy rau đắng mới xanh, non, lá lớn, cọng cứng, nhanh cho thu hoạch lứa tiếp theo.

- Nếu ruộng rau có sâu bệnh, nên dùng thuốc trừ sâu có nguồn gốc vi sinh hay sinh học để phòng trừ.

- Nên dừng phun thuốc, bón phân trước thu hoạch 7-10 ngày để tránh tồn đọng dư lượng thuốc, phân gây độc hại cho người tiêu dùng.

Vài thông tin chi sẻ cùng bạn, chúc bạn tìm hiểu và áp dụng thành công!

Tìm hiểu thêm về cây Rau đăng biển tại đây: Cây dược liệu cây Rau đắng biển, Rau sam đắng, Cây ruột gà - Bacopamonnieri (L) Wettst (Herpestis monieri (L) H.B.K)

What's your reaction?

Facebook Conversations