menu
Cây dược liệu cây Rau đắng biển, Rau sam đắng, Cây ruột gà - Bacopamonnieri (L) Wettst (Herpestis monieri (L) H.B.K)
Cây dược liệu cây Rau đắng biển, Rau sam đắng, Cây ruột gà - Bacopamonnieri (L) Wettst (Herpestis monieri (L) H.B.K)
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo y học cổ truyền, dược liệu Rau đắng biển có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu tiêu thũng, còn dùng khai vị kích thích, chống co thắt, thông hơi, trợ thần kinh và trợ tim. Thường được dùng trị: Xích, bạch lỵ (lỵ ra máu, mủ); Mắt đỏ sưng đau; Da sưng đỏ; Nhức mỏi tê bại, đòn ngã tổn thương; Viêm gan vàng da (thay vị rau má); Ho. Dùng ngoài da tắm trị ghẻ.

1. Hình ảnh cây Rau đắng biển

Hình ảnh cây Rau đắng biển

2. Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Rau đắng biển

Rau đắng biển, Rau sam đắng, Cây ruột gà - Bacopamonnieri (L) Wettst (Herpestis monieri (L) H.B.K) thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophulariaceae

Mô tả: Cây thảo sống dai có thân nhẵn, mọc bò mang rễ dài 10-40cm. Các cành mọc đứng mềm, không lông, rất đắng. Lá mọc đối, không cuống, thuôn hình muỗng, dài cỡ 1cm, gân chính hơi khó thấy. Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá, có cuống 1cm, 5 lá đài không đều, cao 5-6mm, 5 cánh hoa trắng gần nhau, dính nhau ở dưới thành ống, 4 nhị, nhuỵ có bầu, không lông. Quả nang hình trứng có mũi, nhẵn, có vòi tồn tại trong đài. Hạt nhiều, rất nhỏ. 

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Bacopae Monnieri

Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang ở ven bờ ruộng bãi cỏ, đất cát ở đồng bằng. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô. 

Thành phần hoá học: Trong cây có alcaloid brahmine tác dụng giống như strychnin nhưng ít độc hơn. Còn có saponin là hersaponin có tác dụng chủ yếu, giống với reserpin và chlororomazin. Người ta còn phân ly được 3 base là oxalat, B2 oxalat, Bachloroplatinate, stigunasterol ở trạng thái tự do, acid betulic. 

Tính vị, tác dụng: Rau đắng biển có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu tiêu thũng, còn dùng khai vị kích thích, chống co thắt, thông hơi, trợ thần kinh và trợ tim. 

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị: 1. Xích, bạch lỵ (lỵ ra máu, mủ); 2. Mắt đỏ sưng đau; 3. Da sưng đỏ; 4. Nhức mỏi tê bại, đòn ngã tổn thương; 5. Viêm gan vàng da (thay vị rau má); 6. Ho. Dùng ngoài da tắm trị ghẻ. 

Ở Ấn Ðộ, người ta dùng toàn cây để trị hen suyễn, động kinh, điên rồ, mất tiếng và dùng thân lá trị rắn cắn. 

Ở Xri Lanca toàn cây dùng làm thuốc xổ, và đun nước nóng rửa chữa bệnh nhọt độc sưng ngoài da như da voi. 

Cách dùng: Ta thường dùng rau đắng biển ăn như rau sống hoặc nấu chín ăn. Ðể làm thuốc, liều dùng hàng ngày là 6-12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, nấu nước tắm hoặc dùng cây tươi giã nhỏ lấy nước trộn với dầu hoả dùng xoa chỗ đau.

What's your reaction?

Facebook Conversations