menu
Để được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), cần những điều kiện nào?
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Để được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), cần những điều kiện nào?

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định nghĩa vụ, trách nhiệm và điều kiện đối với các Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế và các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).

Theo dự thảo, các cơ quan, tổ chức chỉ khi đáp ứng các điều kiện sau mới được xem xét ủy quyền cấp C/O: Có đội ngũ cán bộ, nhân viên được tập huấn kiến thức chung về xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ hàng hóa phù hợp với loại mẫu C/O đề nghị ủy quyền do Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức hoặc chỉ định các tổ chức, đơn vị khác tổ chức;

Có hệ thống máy tính và đường truyền Internet được kết nối với Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương (sau đây gọi là hệ thống eCoSys). Hệ thống này phải hoạt động tốt để đảm bảo chất lượng các quy trình trong việc cấp C/O điện tử và cập nhật báo cáo, truyền dữ liệu cho Bộ Công Thương theo quy định; Có cơ sở vật chất, điều kiện lưu trữ tốt hồ sơ, chứng từ cấp C/O dưới dạng văn bản hoặc dạng điện tử.

Dự thảo cũng nêu rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O. Cụ thể về quản lý nguồn nhân lực: Cần duy trì, đảm bảo nguồn nhân lực có chuyên môn về xuất xứ hàng hóa; Thông báo với Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương khi có sự thay đổi về cán bộ chịu trách nhiệm ký C/O và nhân viên chịu trách nhiệm xử lý hồ sơ đề nghị cấp C/O; chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những sai phạm của cán bộ chịu trách nhiệm ký C/O và nhân viên chịu trách nhiệm xử lý hồ sơ đề nghị cấp C/O.

Bên cạnh đó xây dựng quy trình cấp C/O, bao gồm cả Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) đảm bảo các nguyên tắc công khai, minh bạch, cải cách hành chính và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Truyền dữ liệu cấp C/O với hệ thống eCoSys của Bộ Công Thương. Thực hiện định kì báo cáo theo quy định và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương; Chủ động báo cáo những phát sinh trong quá trình cấp C/O cho Bộ Công Thương. Tăng cường công tác phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa; cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo quy định.

Thời hạn ủy quyền cấp C/O tối đa là 5 năm kể từ ngày quyết định ủy quyền của Bộ Công Thương có hiệu lực. Hết thời hạn ủy quyền nêu trên, căn cứ nhiệm vụ, nhu cầu, kết quả thực hiện ủy quyền cấp C/O và đề nghị của các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O, Bộ Công Thương xem xét tiếp tục hay không tiếp tục ủy quyền cấp C/O cho các cơ quan, tổ chức này.

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về dự thảo quy định về điều kiện ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Ảnh minh họa

Liên quan tới việc quản lý hoạt động chứng nhận xuất xứ hàng hóa, theo ý kiến của một số chuyên gia, đã đến lúc cần xử phạt thật mạnh tay với các doanh nghiệp gian lận xuất xứ. Việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) cũng phải gắn với kiểm tra thực tế sản xuất của doanh nghiệp để tránh cấp nhầm, cấp không chính xác.

Qua khảo sát, Bộ Công Thương cũng đã đưa ra danh sách tới 25 mặt hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ, trong đó có nhiều mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam. Bộ cũng chỉ rõ phương thức, thủ đoạn gian lận xuất xứ phổ biến là sản xuất tại nước ngoài, khi nhập khẩu (NK) về Việt Nam ghi sẵn dòng chữ "Made in Vietnam" trên sản phẩm, bao bì sản phẩm, phiếu bảo hành ghi bằng tiếng Việt các thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ trụ sở, trang website, trung tâm bảo hành tại Việt Nam. Hoặc hàng hóa NK từ nước ngoài, dán nhãn, ghi xuất xứ hàng hóa trên bao bì, sản phẩm được sản xuất tại nước ngoài nhưng khi đưa ra lưu thông, tiêu thụ nội địa bị bóc nhãn và thay nhãn mới ghi "Made in Vietnam" hoặc "xuất xứ Việt Nam".

Cũng có trường hợp, doanh nghiệp thành lập nhiều công ty, mỗi công ty nhập khẩu một số cụm linh kiện, phụ tùng hoặc bộ phận tháo rời để lắp ráp hoặc bán cho công ty khác gia công, lắp ráp… không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định, nhưng vẫn ghi "sản xuất tại Việt Nam" hay "xuất xứ Việt Nam" để tiêu thụ thị trường trong nước, đánh lừa người tiêu dùng.

Đặc biệt, nhiều thương nhân nước ngoài lợi dụng doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ vận chuyển quá cảnh; tạm nhập tái xuất để trung chuyển hàng hóa, sau đó thương nhân nước ngoài làm giả C/O Việt Nam để gian lận xuất xứ hàng hóa.

Theo số liệu từ Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), tính riêng 6 tháng đầu năm 2020, cơ quan này cùng các lực lượng chức năng đã khởi tố và đề nghị khởi tố 50 vụ việc về hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa, chủ yếu liên quan đến nhóm hàng như: xe đạp, tơ tằm, thủy sản, đồ gỗ nội thất..., từ đó kiến nghị thu hồi hàng trăm giấy chứng nhận xuất xứ C/O không đủ tiêu chuẩn. Chiêu trò của các doanh nghiệp là chủ yếu thu mua nguyên liệu, linh kiện nhiều nơi, sau đó hợp thức hóa giấy tờ để lấy xuất xứ Việt Nam.

Điều đáng bàn là các doanh nghiệp này vẫn được cấp C/O thật. Việc cấp C/O "Made in Việt Nam" khi hàng hóa chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định rất dễ dẫn đến nguy cơ hàng hóa bị "đội lốt" xuất xứ, có thể bị trừng phạt bằng các biện pháp tự vệ của nước nhập khẩu, ảnh hưởng đến cả ngành sản xuất.

Theo Vietq. vn

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations