Hoàng Liên (Chinese Goldthread) – Dược Liệu Quý Trong Đông Y
-
Cây Rì rì cát Dân gian dùng toàn cây sắc uống làm ra mồ hôi, lợi tiểu. Ở Campuchia, toàn cây được dùng chế thuốc nước uống để trị bệnh sốt rét.
Cây Rì rì lớn lá Chỉ mới biết vỏ cây có vị đắng, có tác dụng thu liễm (theo Pételot). Hiện chưa có nhiều thông tin về công dụng chữa bệnh của cây chúng tôi sẽ cập nhập thêm ở các bài viết khác.
Dược liệu Rọc rạch Vị đắng , tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống. Ở Vân Nam (Trung Quốc) rễ, lá, quả được dùng làm thuốc trị sốt cao đau đầu, đau bụng kinh, rắn độc cắn, đau phong thấp, đau dạ dày, thủy thũng, đòn ngã tổn thương, m...
Cây dược liệu Rọc rạch lửa Vỏ thân có tác dụng triệt ngược, chỉ tả, lỵ. Hoa nấu canh ăn được. Ở Trung Quốc, người ta dùng vỏ thân làm thuốc trị sốt rét, lỵ, ỉa chảy. Còn vỏ rễ dùng trị sản hậu hư nhược, máu xấu ra không dứt.
Vị ngọt, chát, tính bình. Vỏ rễ có tác dụng lương huyết, tiêu thũng, sát trùng, thu liễm. Quả có dạng quả táo, màu trắng vàng, có nhuốm hồng nhiều hay ít, có nạc trắng, ít ngọt, mùi thơm của hoa hồng. Có thể nấu chín với đường dùng ăn tốt. Quả và lá được...
Roi đỏ Cây trồng lấy quả ăn. Quả chín ngọt, thường dùng ăn tươi. Cũng có thể dùng làm mứt hay ngâm. Nhiều bộ phận của cây (vỏ, lá và rễ) được dùng trong y học cổ truyền, được xem là có tác dụng kháng sinh.
Roi mật Ở Campuchia quả của thứ Prus kraham dùng ăn được, còn quả của thứ Prus sar xem như độc, có thể ăn được nhưng khó tiêu.
Dược liệu Rung bún nhiều nhánh Vị mặn, tính hàn, có tác dụng nhuyễn kiên, tán kết, hòa tan. Ở Trung Quốc. Rong thường dùng chữa ung nhọt, tràng nhạc, phiền nhiệt chảy máu mũi. Dùng trong sắc uống; dùng ngoài giã đắp.
Dược liệu Rong cải biển nhăn Vị ngọt, tính bình, không độc; có tác dụng hạ thủy, lợi tiểu tiện. Nhân dân thường sử dụng tảo của rong làm rau ăn và chữa bệnh về niệu đạo, về tai.
Dược liệu Rong đá cong Loài này cũng cho thạch tốt và thường được khai thác.
Dược liệu Rong đại bò Rong này có thể dùng để chiết acid kainic, một thành phần của thuốc giun sán.
Dược liệu Rong liễu Dân gian dùng cây này làm thuốc hạ sốt. Ở nước ta, cũng có nhiều loài cùng chi này nhưng chưa được biết công dụng trong dân gian.
Dược liệu Rong đuôi chó Vị nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, cầm máu. Ở Trung Quốc, cây được dùng trị nội thương xuất huyết, viêm tuyến mang tai, viêm khí quản mạn tính. Ở Ấn Độ, cây được dùng chữa thiểu năng mật và dùng trị bò cạp...
Dược liệu Rong đuôi chồn có tác dụng thanh lương giải độc. Ở Vân Nam (Trung Quốc), người ta dùng trị mụn nhọt lở ngứa, vô danh thũng độc.
Rong guột chùm dùng làm thuốc chữa bệnh huyết áp và làm thực phẩm. Hiện nay, môi trường sống của rong này đang bị phá hủy, do đó cần chú ý bảo vệ để cho Rong phát triển và tăng số lượng cá thể.
Dược liệu Rong hồng vân Vị ngọt mặn, tính hàn. Nguyên liệu để chiết xuất carragheenan, làm thuốc. Còn dùng làm thực phẩm. Ở Trung Quốc, người ta dùng làm thuốc thanh phế bộ nhiệt đàm, đạo trường trung thấp nhiệt, âm hư thấp nhiệt, trĩ ra máu.