views
1. Hình ảnh và mô tả Cây Thồm lồm, Đuôi tôm. Cay lá lồm - Polygonum chinense I., thuộc họ Rau răm - Polygonaceae.
Tên Khoa học: Polygonum chinense L.
Tên tiếng Anh:
Tên tiếng Việt: Thồm lồm; Lá lồm; Mía bẻm; Nghể trung quốc
Tên khác: Persicaria chinensis (L.) H. Gross, Persicaria chinensis (L.) Nakai, Cephalophilon chinense (L.) Borod.-Grab.;
Mô tả: Cây thảo mọc bò hay leo, dài 2-3m. Thân nhẵn, màu đỏ nâu, có rãnh dọc. Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay hơi thuôn, dài 4-7cm, rộng 3-5cm, ngọn lá hẹp nhọn, các lá phía trên nhỏ hơn, gần như không cuống và ôm vào thân; bẹ mỏng, ôm lấy 2/3 đốt. Cụm hoa hình chùm xim, ở đầu cành dài 5-7cm, mang nhiều hoa. Hoa nhỏ, màu trắng. Quả nhỏ 3 cạnh thuôn dài, có hạch cứng ở giữa, khi chín màu đen.
Mùa hoa quả tháng 7-11.
2. Thông tin mô tả Dược Liệu
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Polygoni Chinensis.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc dại ở các ruộng, rào bụi bờ đường và rừng thưa ở nhiều nơi của nước ta. Còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Mianma, Inđônêxia. Thu hái toàn cây hay lá quanh năm, thường dùng tươi hoặc phơi khô dùng.
Thành phần hóa học: Cả cây chứa rubin, rheum emodin, oxymethylanthraquinon, anthraquinon, glucosid, myricyl alcol. Còn có caroten, vitamin C.
Tính vị, tác dụng: Vị hơi ngọt, cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu phù. Ở Ấn Độ, cây được xem như có tác dụng bổ, chữa thương và chống bệnh scorbut.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường dùng chữa
1. Lỵ, viêm ruột;
2. Viêm amygdal, viêm họng, bạch hầu, ho gà;
3. Viêm gan, đục giác mạc;
4. Nấm âm đạo, bạch đới, viêm vú;
5. Mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn, đòn ngã.
Liều dùng 15-60g, dạng thuốc sắc, hoặc dùng lá tươi giã ra lấy dịch uống. Để dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp tại chỗ đau.
Nhân dân thường lấy lá tươi giã hay nhai nhỏ đắp lên nơi tai bị loét gọi là bệnh Thồm lồm ăn tai, tức là chứng loét dái tai do nhiễm liên cầu khuẩn. Người ta cũng dùng lá chữa các trường hợp lở khác.
Trong dân gian cũng thường dùng rễ làm thuốc tiêu độc chữa chứng xích bạch lỵ và ung nhọt, mài với giấm đắp vào để trị vết thương do rắn, côn trùng, chó cắn; nó cũng là loại thuốc chữa đòn ngã.
Cành lá hoặc rễ giã đắp sẽ làm tan máu ứ rất nhanh. Quả cây và lõi thân còn non dùng ăn giải được khát. Cành lá cũng có thể dùng làm thuốc gây nôn khi bị ngộ độc.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations