views
Do đó, đông y đưa ra những phương pháp điều trị sau:
Bệnh ở tai
Đông y cho rằng tai là khiếu của tạng thận, kinh thiếu dương đởm và tam tiêu đều vào trong tai. Ngoài ra tạng thận lại có quan hệ với đởm, thế nên các bệnh lý ở tai sẽ có liên quan đến các tạng thận, tạng can, tam tiêu và đởm.
Đông y cũng phân chia bệnh tại tai thành 2 thể là cấp tính và mãn tính với các nguyên nhân, triệu chứng khác nhau.
Về các bệnh cấp tính ở tai thường do thực nhiệt ở can đởm, tam tiêu nên phương pháp chữa chung là thanh nhiệt ở can đởm.
Các bệnh viêm nhiễm mạn tính thường do hư nhiệt ở thận nên phương pháp điều trị chung là bổ thận âm giáng hư hỏa.
Về các triệu chứng khác có trong bệnh lý của tai hay gặp như đau, sung, bưng mủ, ù tai, điếc tai… Do vậy ngoài các phương pháp điều trị hợp lý như dùng thuốc sắc để uống, kết hợp thêm các phương pháp dùng ngoài.
Biện pháp thổi thuốc vào tai dùng trong các trường hợp chảy mủ tai, mụn tai trong… với bài thuốc hay dùng là "Nhĩ lan tán" gồm bột xuyên tâm liên, nước mật lợn, khô phèn. Hoặc khi gặp sưng đau ở vành tai, ống tai ngoài, còn có thể dùng thuốc bôi ngoài như "Hoàng liên cao"…
Phương pháp châm cứu cũng được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý ở tai như ù tai, điếc tai…
Bệnh ở mũi
Theo đông y, mũi là cửa ngõ, là nơi khí ra vào cơ thể, là bộ phận khứu giác, tham gia vào việc phát âm. Thông qua kinh lạc mà mũi có mối quan hệ với tạng phủ, trong đó quan hệ chặt chẽ nhất là phế, tỳ, đởm, thận.
Bệnh ở mũi phát sinh chủ yếu là do tà khí ở bên ngoài cơ thể kết hợp với thời điểm sức khỏe của bản thân bị suy giảm mà gây ra bệnh. Qua đó sẽ có sự xuất hiện của các triệu chứng như tắc mũi, chảy máu mũi, rối loạn khứu giác… Từ nền tảng lý luận đó kết hợp các triệu chứng của bệnh nhân, thày thuốc sẽ đưa ra các thể bệnh mạn tính và cấp tính khác nhau để có các phương pháp dùng thuốc phù hợp.
Tùy vào thể bệnh riêng của từng bệnh nhân cũng như nguyên nhân gây ra bệnh mà đông y sẽ có phương thuốc điều trị khác nhau.
Ví dụ: Đối với các bệnh ở mũi giai đoạn đầu, do cảm nhiễm phải tà khí thì sẽ sử dụng các vị thuốc để trừ tà giải biểu. Nếu tà là thuộc tính nhiệt thì dùng các vị thuốc như cúc hoa, liên kiều, tang diệp, ngưu bàng tử… với bài thuốc hay dùng là ngân kiều tán. Còn nếu tà khí thuộc tính hàn thì dùng các vị thuốc như kinh giới, phòng phong, sinh khương…
Các bài thuốc khác được sử dụng điều trị bệnh lý ở mũi, tùy thuộc vào triệu chứng cũng như nguyên nhân gây ra bệnh.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc uống là việc điều trị chính, có thể kết hợp thêm việc sử dụng thuốc ngoài bằng các cách như thổi thuốc vào mũi, nhỏ mũi, xông thuốc hay châm cứu cũng đã chứng minh được hiệu quả rõ ràng.
Ví dụ như mũi tắc, thì dùng thuốc xông, bao gồm các vị thuốc như bạch chỉ, tân di, thương nhĩ tử vào nước sôi sau đó dùng mũi hít hơi thuốc bốc lên… Như vậy sẽ nhanh chóng vừa điều trị được gốc căn nguyên của bệnh vừa làm giảm triệu chứng khó chịu.
Bệnh ở họng
Hầu họng là nơi có nhiều kinh mạch đi qua và gặp nhau, là cửa ngõ của đường hô hấp và tiêu hóa. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với các tạng phủ trong cơ thể, đặc biệt là phế, tỳ, vị, thận, can.
Chính vì theo lý luận này nên Đông y cho rằng, bệnh ở hầu họng phát sinh phần nhiều liên quan đến sự rối loạn chức năng sinh lý của phế, tỳ, vị, can, thận…
Nguyên nhân gây bệnh có thể kết hợp thêm do tà khí bên ngoài đưa tới. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có bệnh cảnh khác nhau nhưng nói chung bệnh lý ở hầu họng thường có biểu hiện nhiệt.
Tùy theo những triệu chứng và nguyên nhân gây ra từng thể bệnh, sẽ có những phương thuốc để điều trị phù hợp.
Theo dongtayy.com
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations