menu
Bài thuốc đông y, bài thuốc nam hỗ trợ điều trị cúm A
Bài thuốc đông y, bài thuốc nam hỗ trợ điều trị cúm A
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Hiện nay, số người mắc bệnh cúm A có chiều hướng giảm nhưng do bệnh có thể bùng phát theo mùa nên mọi người đừng chủ quan mà "bỏ túi" một vài bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh phòng khi cần dùng.

1. Cúm A và các biến chứng

Triệu chứng của cúm A xuất hiện một cách đột ngột, thường gặp là:

  • Sốt cao kèm cảm giác ớn lạnh
  • Đau họng, ho
  • Hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi
  • Đau đầu, nhức mỏi cơ thể, cảm giác mệt mỏi

Bệnh nhân cúm A nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng: Nhiễm trùng tai, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản, đau ngực, đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt, tiêu chảy… Một vài trường hợp có những triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới tính mạng.

2. Điều trị cúm A theo y học hiện đại

2. Điều trị cúm A theo y học hiện đại Virus cúm A gây bệnh cúm ở chim và một số động vật có vú và là loài duy nhất thuộc chi Alphainfluenzavirus thuộc họ virut Orthomyxoviridae. Các chủng của tất cả các loại vi-rút cúm A đã được phân lập từ các loài chim hoang dã, mặc dù dịch bệnh là không phổ biến.
  • Dùng thuốc kháng virus đơn độc hoặc kết hợp càng sớm càng tốt, kể cả trường hợp nghi ngờ.
  • Dùng thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C
  • Bù nước và điện giải...
  • Vỗ rung lồng ngực giúp bệnh nhân ho, khạc đờm
  • Bệnh nhân cách ly, hạn chế tiếp xúc.

3. Bài thuốc hỗ trợ trị cúm A

Bệnh thường do chính khí cơ thể suy giảm, vệ khí kém, phong hàn phong nhiệt thừa cơ xâm nhập mà gây bệnh, biểu hiện chủ yếu là thực chứng. Do vậy nguyên tắc điều trị chủ yếu là giải biểu phát tán phong tà và tuyên thông phế khí, khi có kiêm lý chứng thì dùng pháp biểu lý song giải, công bổ kiêm trị.

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng kháng virus, làm tăng sức đề kháng, gia tăng hiệu quả trong điều trị.

Bài 1: Ma hoàng thang

Dùng cho người phát sốt, sợ gió sợ lạnh, không ra mồ hôi, đau nhức toàn thân, gồm: Ma hoàng 06g, hạnh nhân 08g, quế chi 04g, cam thảo 04g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Ngân kiều tán

Bài thuốc điều trị bệnh ở thời kỳ đầu phong hàn xâm phạm vào bì mao và phế vệ.

Kim ngân hoa 12g, đạm đậu xị 12g, liên kiều 12g, ngưu bàng tử 12g, cát cánh 12g, bạc hà 8g, đạm trúc diệp 8g, cam thảo 4g, kinh giới tuệ 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần sáng- chiều.

Bài thuốc xông

Có thể kết hợp xông để làm ra mồ hôi và hạ sốt, thành phần bao gồm: Lá hương nhu 50g, lá bưởi 20g, lá tre 50g, lá sả 30g, lá kinh giới 30g, lá tía tô 30g, gừng tươi 1 củ.

Chú ý: Cẩn thận bỏng khi xông và xông trong phòng kín, không thoáng gió.

Note: Trong bài viết này chúng tôi tạo các liên kết đến cây thuốc, vị thuốc y học cổ truyền giúp quý bạn đọc ngoài hiểu công dụng tác dụng các bài thuốc quý còn hiểu rõ hơn thông tin các vị thuốc, cây thuốc qua các liên kết trong bài viết.

Theo skđs

What's your reaction?

Facebook Conversations