menu
Cây Kim Ngân (Lonicera japonica Thunb)
Cây Kim Ngân (Lonicera japonica Thunb)
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Kim Ngân còn có rất nhiều tên khác như Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa, Boóc kim ngần (Tày), Chừa giang khằm (Thái), Japanese honeysuckle (Anh), Chèvrefeuille du Japon (Pháp).Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb

Cây kim ngân hoa có tên khoa học Lonicera japonica Thunb, thuộc họ Cơm Cháy.

Cây kim ngân hoa có tên khoa học Lonicera japonica Thunb, thuộc họ Cơm Cháy. Kim Ngân có Tên gọi khác: Nhẫn đông hoa, Kim ngân hoa lộ, Tỉnh ngân hoa, Song bào hoa, Nhị bảo hoa, Ngân hoa than, Ngân hoa,… Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb

Tên khác: Dây nhẫn đông, Bóoc kim ngân (Tày), Chữa giang khẳm (Thái)

Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.

Họ: Kim ngân (Caprifoliaceae)

Tên nước ngoài: Japanese honeysuckle (Anh), Chèverfeuille du japon (Pháp)

Xem thêm: Cây dược liệu cây Kim ngân, dây Nhẫn đông - Lonicera japonica ...

Mẫu thu hái tại: Trại dược Vạn Thành-Đà Lạt ngày 28/06/2009

Số hiệu mẫu: KN280609, được lưu tại bộ môn Thực Vật - Khoa Dược

Dạng sống dây leo, thân non màu xanh hơi nâu, thân già màu nâu. Toàn cây có lông màu vàng gồm lông che chở và lông tiết. Lá đơn, mọc đối. Phiến lá hình trứng dài hoặc hơi bầu dục, đỉnh nhọn, gốc tròn, dài 5-7 cm, rộng 2,5-3,5 cm, xanh đậm ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới. Gân lông chim, 3-4 cặp gân phụ, nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá ngắn 7-9 mm, hình lòng máng, phình ra thành bờ mỏng ôm thân. Cụm hoa dạng xim hai hoa mọc ở nách lá. Hoa không đều, lưỡng tính, màu trắng khi mới nở, về sau chuyển sang màu vàng. Cuống hoa ngắn, gần như không có. Trục phát hoa màu xanh, ngắn 2-3 mm ở các hoa cùa cành xa gốc, dài (2,5-3 cm) hơn ở các hoa của cành gần gốc. Lá bắc hơi bầu dục, đỉnh nhọn, xanh đậm ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới, dài 12-14 mm, rộng 5-6 mm. Lá bắc con 2, hình tròn, đường kính gần 1,5 mm, nhiều lông dài. Đài hoa 5, rời, đều, hình tam giác có mũi nhọn, màu xanh, dài 1-1,5 mm, tiền khai van. Tràng hoa 5, dính nhau bên dưới thành ống bên trên chia 2 môi 4/1, ống và môi dài gần như nhau 2,2-2,5 cm, môi trên chia 4 thùy ngắn (6 mm) đều nhau, mặt ngoài cánh hoa có lông; tiền khai ngũ điểm (Hình 4.18 I). Bộ nhị 5 nhị, rời, đều, đính gần miệng ống tràng, xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị hình sợi, màu trắng, dài 2,4-2,5 cm, có gai nhỏ; bao phấn 2 ô, hình thuôn dài, màu vàng, dài 4-5 mm, đính giữa, nứt dọc, hướng trong; hạt phấn hình tam giác, có khuyết lõm, màu vàng, dài 60-70 µm. Bộ nhụy 3 lá noãn dính nhau thành bầu dưới 3 ô, dài 1,5 mm, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ; vòi nhụy hình sợi, màu trắng đỉnh màu xanh, dài 5-5,5 cm; đầu nhụy hình cầu, màu xanh, bề mặt chia 3 khía.

Trong quá trình thu thập mẫu, chúng tôi đã thu được thêm hai mẫu Kim ngân (Mẫu A, Mẫu B). Hai mẫu này đều được định danh theo tài liệu [30] là Lonicera japonica. Tuy nhiên , đặc điểm hình thái có một số điểm khác biệt so với mẫu đã mô tả ở trên:

Mẫu A: Lá hình trứng nhọn, mặt trên xanh rất đậm, nhẵn bóng, mặt dưới có lông.

Mẫu B: Lá có kích thước nhỏ hơn nhiều, dài 3-4 cm, rộng 1,5-2cm.

Hoa thức và Hoa đồ:

Hoa thức và Hoa đồ: Cây kim ngân mọc khá phổ biến ở miền Bắc Việt Nam và được trồng rộng khắp tại Việt Nam. Tại một số nước, kim ngân là loài cây xâm thực.

Tìm hiểu thêm: Kim Ngân Hoa: Tên khoa học, thành phần hóa học và công dụng chữa bệnh của Kim Ngân Hoa

Tiêu bản:

Tiêu bản: Kim ngân hay nhẫn đông là loài thực vật bản địa của miền Bắc Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Cây kim ngân mọc khá phổ biến ở miền Bắc Việt Nam và được trồng rộng khắp tại Việt Nam. Tại một số nước, kim ngân là loài cây xâm thực.

Đặc điểm giải phẫu:

Thân

Tiết diện vi phẫu tròn. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, có nhiều lông che chở đơn bào vách dày có mụn gai và lông tiết chân đa bào dài đầu đa bào (3-4 lớp tế bào). Mô dày góc 1-2 lớp tế bào. Mô mềm vỏ 4-5 lớp tế bào hình chữ nhật hay hình cầu không đều, vách hơi uốn lượn. Mô cứng gồm 1-2 lớp tế bào hình đa giác không đều, vách dày, hơi kéo dài theo hướng xuyên tâm. Bần gồm 1-2 lớp tế bào vách mỏng uốn lượn. Mô mềm vỏ trong tế bào hơi thuôn dài, vách hơi uốn lượn, rải rác có calci oxalat cầu gai. Libe 1 tế bào hơi thuôn dài hoặc hình đa giác xếp lộn xộn. Libe 2 tế bào hình chữ nhật, có nhiều tinh thể calci oxalat cầu gai. Mạch gỗ 2 nhiều, hình đa giác, phân bố tương đối đều trong vùng gỗ 2; tế bào mô mềm gỗ 2 hình chữ nhật hoặc đa giác, khoang rất hẹp; tia gỗ hẹp 1-2 dãy tế bào; gỗ 1 xếp thành cụm; mô mềm bao quanh gỗ 1 gồm 2-4 lớp tế bào hình đa giác, vách cellulose. Mô mềm tủy đạo, chứa nhiều hạt tinh bột, tế bào hình tròn, vách hóa mô cứng dày ở quanh tủy, càng vào gần tâm vách càng mỏng hơn. Tủy có khuyết ở trung tâm chiếm khoảng 1/7 đường kính vi phẫu.

Gân giữa: Lồi cả hai mặt, mặt trên lồi ít hơn mặt dưới. Biểu bì trên và dưới tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, có lông che chở đơn bào và lông tiết giống như ở thân. Mô dày góc gồm 1-4 lớp tế bào kích thước không đều. Mô mềm đạo gồm 2-3 lớp tế bào hình đa giác gần tròn. Bên ngoài libe có đám tế bào mô mềm hình đa giác kích thước nhỏ. Bó dẫn xếp thành vòng cung, libe dưới, gỗ trên; libe gồm nhiều lớp tế bào kích thước nhỏ, sắp xếp lộn xộn; mạch gỗ hình đa giác, xếp thành dãy; tế bào mô mềm gỗ hình đa giác. Calci oxalat hình cầu gai rải rác trong mô mềm và libe.

Phiến lá: Biểu bì trên và dưới tế bào hình chữ nhật, biểu bì trên lớn gấp hai lần biểu bì dưới, có lông tiết và lông che chở giống ở gân giữa; lỗ khí ở biểu bì dưới. Mô mềm giậu gồm 1-2 lớp tế bào. Mô mềm khuyết tế bào hơi phân nhánh hoặc thuôn dài, có tinh thể calci oxalat hình cầu gai to.

Đặc điểm bột dược liệu:

Bột màu vàng lẫn hạt màu xanh đen. Mảnh biểu bì trên tế bào vách uốn lượn. Mảnh biểu bì dưới tế bào vách uốn lượn mang lỗ khí kiểu hỗn bào. Mảnh mô mềm thân tế bào hình đa giác gần tròn, vách mỏng. Mảnh biểu bì thân cây tế bào hình chữ nhật. Lông che chở đơn bào dài. Lông tiết hình chùy chân đa bào một dãy, đầu đa bào. Sợi tập trung thành cụm hoặc riêng lẻ. Tế bào mô cứng hình chữ nhật đầu thuôn nhọn. Hạt phấn có 3 lỗ nảy mầm, đường kính 55-62,5 µm. Mảnh mạch xoắn, mạch vạch, mạch mạng. Calci oxalat hình cầu gai.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Chi Lonicera L. có khoảng 10 loài ở Việt Nam, tất cả đều dùng làm thuốc. Nguồn gốc ở Đông Á, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng núi và Trung du phía Bắc.

Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 6-8

Bộ phận dùng: 

Hoa và thân dây - Flos et Caulis Lonicerae Japonicae; thường gọi là Kim ngân hoa - Nhẫn đông.

Thành phần hóa học: 

Hoa chứa flavonoid (luteolin, luteolin-7-glucosid, lonicerin, loniceraflavon), tinh dầu ( α-pinen, α-terpineol, eugenol, carvacrol). Hoa, thân, lá, rễ chứa acid clorogenic.

Tác dụng dược lý - Công dụng:

Phối hợp với các vị thuốc khác chữa mày đay, mụn nhọt, ban sởi, tả, lỵ, ho do phế nhiệt, ứng dụng điều trị bệnh thấp khớp, viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác. Ở Trung Quốc dùng làm thuốc hạ sốt, làm dễ tiêu và trị lỵ, lợi tiểu. Kim ngân có tác dụng cải thiện chuyển hóa chất béo trong điều trị bệnh lipid máu, nước cất có tác dụng kháng khuẩn.

Chi Kim ngân - Lonicera L. ở Việt Nam

Chi Kim ngân - Lonicera L. ở Việt Nam Ảnh: Loài Kim ngân - Lonicera japonica Thunb..

Kim ngân là tên gọi chung cho một số loài thuộc chi Lonicera L. thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae). Trên thế giới có khoảng 180 loài thuộc chi, phân bố ở vùng Bắc Phi, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. 

Ở Việt Nam, có 11 loài Lonicera phân bố tự nhiên từ miền Bắc cho tới Tây Nguyên bao gồm: Lonicera acuminata, L. annamensis, L. bournei, L. cambodiana, L. confusa, L. dasystyla, L. hildebrandiana, L. hypoglauca, L. japonica, L. macrantha, L. calcarata. 

Hầu hết các loài thuộc chi này ở Việt Nam đều có công dụng làm thuốc. Trong đó được trồng và sử dụng phổ biến nhất là loài Kim ngân - Lonicera japonica Thunb.. 

Theo y học cổ truyền, Lonicera japonica Thunb. dùng để chữa các chứng bệnh như mụn nhọt, lở ngứa, mày đay, viêm mũi dị ứng, sốt nóng, sốt rét, ban sởi, đậu, ỉa chảy, lỵ, thấp khớp. Loài đã được quy định trong Dược điển Việt Nam và có tên trong Danh mục vị thuốc cổ truyền thiết yếu do Bộ Y tế ban hành (Thông tư 19/2018/TT-BYT).

Đặc điểm hình thái của các loài Lonicera khá đa dạng, trong đó những đặc điểm đặc trưng giúp phân biệt 11 loài thuộc chi ở Việt Nam bao gồm: dạng cây, sự phân bố lông ở bề mặt lá, bầu; chiều dài ống hoa, tỷ lệ giữa chiều dài ống hoa và phiến tràng hoa, sự có mặt của điểm tuyến ở bề mặt lá, hình thái lá bắc. Khóa phân loại các loài Lonicera ở Việt Nam cụ thể như sau:

Khóa phân loại các loài thuộc chi Lonicera L. hiện có ở Việt Nam

1a. Cây bụi trườn. Lá nhẵn.

2a. Ống hoa có chiều dài trên 7cm........................................................................................L. hildebrandiana

2b. Ống hoa có chiều dài dưới 7 cm (khoảng 3-6 cm). Hoa có phần phụ dạng cựa dài đến 12mm ở gốc tràng hoa........................................................................................................................................................L. calcarata

1b. Cây bụi trườn. Lá có lông.

3a. Điểm các tuyến màu vàng cam ở mặt dưới lá..................................................................L. hypoglauca

3b. Không có điểm tuyến ở hai mặt lá.

          4a. Phiến của tràng hoa ngắn hơn nhiều so với ống tràng.

                   5a. Bầu có lông rậm............................................................................................L. cambodiana

                   5b. Bầu không lông hoặc rất hiếm khi có lông.

                            6a. Đài hoa hình mác (2mm)......................................................................L. macrantha

                            6b. Đài hoa hình tam giác (1mm)...............................................................L. bournei

         4b. Phiến của tràng hoa tương đương với ống tràng

                   7a. Lá bắc không giống lá, ≤ 10mm

                               8a. Bầu nhẵn...........................................................................................L. dasystyla

                               8b. Bầu có lông.......................................................................................L. confusa

                                    9a. Phát hoa ngắn ở nách lá...............................................................L. annamensis

                                    9b. Phát hoa ngắn ở đầu cành và nhánh.............................................L. acuminata

                   7b. Lá bắc giống như lá nhưng nhỏ hơn (ít nhất 15mm).....................................L. japonica

Nhâm Minh Phúc

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Huy Bích và nhiều Đồng tác giả khác, 2003; Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, T. II; NXB. KH & KT, Hà Nội; 106-112.

2. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội. 75-77;

3. Hoàng Văn Toán, Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Quỳnh Nga, Nguyễn Xuân Nam, Phan Văn Trưởng (2013), “Bổ sung loài Lonicera calcarata Hemsl. (họ Kim ngân - Caprifoliaceae) cho hệ thực vật Việt Nam”, Tạp chí dược liệu, số 6 (18): 351-354.;

4. Nguyễn Đình Ngỗi, Võ Văn Chi, Nông Văn Tiếp (1964), “Bảng phân tích các loài cây và giống cây Việt Nam”. NXB. Khoa học và kỹ thuật.;

5. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2005), “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. Nhà xuất bản Nông nghiệp.;

6. Nguyễn Tập (2006), “Điều tra cây thuốc và nghiên cứu bảo tồn”, Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, NXB. Khoa học và kỹ thuật, tr. 33 - 109.;

7. Phạm Hoàng Hộ. (2000), Cây cỏ Việt Nam tập III, NXB Trẻ. 226-228.;

8. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội. 1243-1247;

9. Wu Zheng-yi, Peter Hamilton Raven & Hong De-Yuan (2011). Flora of China, volume 19: 616-641. Science Press, Beijing & Missouri Botanical Garden Press, Saint Louis.   

(Nguồn tin: Viện Dược liệu)

Thông tin nghiên cứu khoa học

1. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng thử nghiệm cây Kim ngân hoa (Lonicera japonica Thunb) tại tỉnh Vĩnh Phúc

Bài thuốc từ vị thuốc Kim Ngân Hoa

Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, một số trường hợp dị ứng

Kim ngân hoa 6g  hoặc 12g (cành và lá), nước 100 ml, sắc còn 10 ml, thêm đường vào cho đủ ngọt (chừng 4g). Đóng vào ống bịt kín, hấp tiệt trùng để bảo quản. Nếu dùng ngay thì không cần đóng ống và chỉ cần đun sôi rồi giữ sôi trong 15 phút đến nửa giờ là uống được. Người lớn: ngày uống 2 đến 4 liều trên 2-4 ống, trẻ em từ 1 đến 2 điều 1-2 ống.

Chữa viêm gan mãn tính (hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm)

Kim ngân hoa 16g, nhân trần 20g, hoàng cầm, hoạt thạch, đại phúc bì, mộc thông, mỗi vị 12g, phục linh, trư linh, đậu khấu, mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm khớp dạng thấp (Bạch hổ quế chi thang gia vị)

Kim ngân hoa 20g, thạch cao 40g, tri mẫu, tang chi, ngạnh mễ, hoàng bá, phòng kỷ, mỗi vị 12g; thương truật 8g; quế chi 6g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa sốt xuất huyết

Kim ngân hoa, rễ cỏ tranh, mỗi vị 20g; cỏ nhọ nồi, hoa hòe, mỗi vị 16g; liên kiều, hoàng cầm, mỗi vị 12g; chi tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu khát nước, thêm huyền sâm sinh địa, mỗi vị 12g; sốt cao thêm chi mẫu 8g.

Chữa mụn nhọt

Kim ngân hoa 20g; bồ công anh 16g; liên kiều, hoàng cầm, gai bồ kết, mỗi vị 12g; bối mẫu 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm phổi trẻ em

Kim ngân hoa 16g; thạch cao 20g; tang bạch bì 8g; tri mẫu, hoàng liên, liên kiều, hoàng cầm, mỗi vị 6g; cam thảo 4g. Sắc uống.

Chữa viêm phần phụ cấp tính

Kim ngân, liên kiều, tỳ giải, ý dĩ, mỗi vị 16g; hoàng bá, hoàng liên, mã đề, nga truật, mỗi vị 12g; uất kim, tam lăng, mỗi vị 8g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.

YDHVN.COM, TH

What's your reaction?

Facebook Conversations