menu
Chuối tiêu, Chuối ngự, Chuối sáp, Chuối hột dùng chữa viêm loét dạ dày tá tràng, táo bón
Temu

Cách kiếm thu nhập thụ động

Chuối tiêu, Chuối ngự, Chuối sáp, Chuối hột dùng chữa viêm loét dạ dày tá tràng, táo bón

Cách kiếm thu nhập thụ động

Cách kiếm thu nhập thụ động

Nước ta có nhiều loại chuối: chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối mật, chuối hột, chuối lá…, trong đó chuối tiêu được dùng làm thực phẩm dinh dưỡng và làm thuốc phổ biến hơn cả.

1. Đặc điểm nhận biết và phân loại cây chuối

Đặc điểm nhận biết và phân loại cây chuối Hình ảnh cây chuối

Tên tiếng Việt: Chuối tiêu, Hương tiêu

Tên khoa học: Musa paradisiaca L.

Họ thực vật: Musaceae (Chuối)

Chuối tiêu là một loại trái cây thân thảo, thuộc họ Chuối, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Australia.

Ngày nay, chuối được trồng khắp vùng nhiệt đới, trở thành một trong những loại trái cây được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới.

Cây chuối có thân to, cao từ 2 đến 8 mét, không có cành. Lá chuối to, dài, hình bầu dục, có màu xanh đậm.

Chuối ra hoa thành cụm, mỗi cụm có thể có từ 10 đến 20 trái. Trái chuối có hình trụ, dài từ 10 đến 20 cm, có màu xanh khi chưa chín và chuyển sang màu vàng khi chín. 

Có hàng chục loại chuối khác nhau, trong đó một số loại chuối sau đây phổ biến ở Việt Nam:

  • Chuối tiêu: Là loại chuối phổ biến nhất, có vị ngọt, chín đều, thịt quả mềm và cũng là dược liệu dùng làm thuốc nhiều nhất.
  • Chuối ngự: Có vị ngọt thanh, thịt quả dẻo, thơm.
  • Chuối sáp: Có vị ngọt đậm, thịt quả chắc, dẻo.
  • Chuối hột: Có vị chát, thịt quả dai, có tác dụng chữa bệnh.

2. Thành phần dinh dưỡng của chuối tiêu

Thành phần dinh dưỡng của chuối tiêu Hình ảnh cây Chuối tiêu, Hương tiêu, Cuổi chiêu (Tày), Co duốc (Thái) Tên khoa học: Musa paradisiaca L. Họ thực vật: Musaceae.

Quả chuối tiêu chứa nhiều tinh bột. Khi chuối chín, tinh bột chuyển hóa thành đường (glucose, fructose và sucrose), từ 1-2% trong chuối xanh đến 15-20% trong chuối chín.

Chuối tiêu cũng chứa các protein, bao gồm albumin và globulin, được tạo thành từ các axit amin thiết yếu (arginine, histidine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, tryptophan và valine). Lượng chất béo ít và ít thay đổi khi quả chín.

Bên cạnh đó, chuối tiêu còn chứa nhiều vitamin thiết yếu như caroten, thiamin, riboflavin, niacin, vitamin C, acid pantothenic, pyridoxin, biotin, inositol, acid folic. Nhiều khoáng chất cần thiết cũng được tìm thấy trong chuối như calci, sắt, magie, kali, natri, phốt pho, iod, nhôm, kẽm... Một phần các chất này có thể bị mất đi khi nấu hoặc quả chín.

Ngoài ra, chuối tiêu còn chứa các hợp chất phenolic, serotonin, norepinephrin, dopamin… 100g chuối chín cung cấp 100 calo.

3. Tác dụng của chuối tiêu

Theo Y học cổ truyền, quả chuối tiêu vị ngọt, tính bình, có tác dụng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, dùng tốt cho người bị táo bón, sốt nóng khát nước, mụn nhọt, trĩ xuất huyết, tăng huyết áp, bệnh mạch vành.

Vỏ quả chín vị ngọt, chát, tính ôn, tác dụng sát trùng, chỉ tả. Củ vị ngọt, lạnh, tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dịch nhựa chảy ra từ thân hay củ chuối có vị ngọt, chát, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc.

4. Một số bài thuốc từ chuối tiêu

Một số bài thuốc từ chuối tiêu Hình ảnh quả Chuối tiêu chín

Quả chuối tiêu

Phòng và chữa viêm loét dạ dày: Quả chuối tiêu xanh, rửa sạch, thái lát, phơi khô trong râm hoặc sấy khô ở nhiệt độ dưới 500C, tán bột. Ngày uống 2 lần vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều, mỗi lần uống 20 - 30g hòa với nước ấm. Dùng liên tục trong 1 tháng. Theo nghiên cứu, quả chuối tiêu xanh có tác dụng kích thích sự phát triển của lớp màng nhày trong dạ dày, ngăn cản sự tấn công của dịch vị vào thành dạ dày và tạo điều kiện cho các vết loét chóng lành.

Chữa táo bón: Chuối tiêu chín 2 quả, đường phèn 100g. Chuối bỏ vỏ cắt đoạn, thêm đường phèn, đun cách thủy cho chín. Ngày ăn 1 - 2 lần. Dùng trong 5 ngày. Hoặc hàng ngày ăn 1-2 quả chuối tiêu sau mỗi bữa cơm hoặc ăn 1 quả buổi tối trước khi đi ngủ.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Vỏ và cuống quả chuối tiêu chín 30-60g, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 150ml, chia uống 2 lần/ngày. Uống sau bữa ăn sáng và trưa. Mỗi liệu trình điều trị trong 15 ngày. Hoặc mỗi ngày ăn 1-2 quả chuối tiêu chín sau bữa cơm, dùng liên tục trong 1 tháng.

Chữa hắc lào: Rửa sạch nơi tổn thương do hắc lào bằng nước ấm, lau khô. Một quả chuối xanh (còn non), bẻ hoặc cắt cho nhựa chảy ra, chấm và bôi vào nơi tổn thương do hắc lào. Ngày thực hiện 2-3 lần.

Hoặc: Vỏ chuối tiêu xanh 40g, sao vàng, sắc với 500ml nước, còn lại 100ml. Dùng nước sắc vỏ chuối bôi và rửa nơi tổn thương do hắc lào. Ngày thực hiện 3 lần.  Lưu ý: Trước mỗi lần thực hiện cần rửa sạch nơi tổn thương bằng nước ấm, sau đó lau khô rồi mới bôi hoặc rửa.

Giúp giảm cholesterol: Hàng ngày ăn 1 quả chuối tiêu chín, ăn sau bữa ăn tối. Ăn liên tục trong 10-15 ngày.

Lưu ý: Người có tính lạnh và nhuận tràng, đầy bụng, trướng hơi do viêm loét đường tiêu hóa không nên dùng nhiều chuối tiêu chín. 

5. Củ chuối

Củ chuối Hình ảnh củ chuối tiêu

Củ chuối tươi 120g, cỏ nhọ nồi 30g. Sắc lấy nước, uống trong ngày. Chữa tiểu ra máu.

Củ chuối tươi 60g, rau sam 30g. Hai thứ giã nát ép lấy nước, đun ấm để uống. Chữa phế nhiệt, đàm suyễn.

Củ chuối hay rễ chuối, giã nát đắp chỗ đau. Chữa mụn nhọt ở sống lưng, viêm cơ.

ThS.BS. Phạm Đức Thắng

Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

What's your reaction?

Facebook Conversations