menu
Cây dược liệu Cây Cúc Hoa Vàng - Chrysanthemum Indicum L
Cây dược liệu Cây Cúc Hoa Vàng - Chrysanthemum Indicum L
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông y Cúc hoa vàng có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, làm sáng mắt, tăng thị lực, giải độc, hạ huyết áp. Dùng chữa các chứng bệnh nhức đầu chóng mặt, cảm sốt, tăng huyết áp, đau mắt đỏ, mụn nhọt, lở ngứa.. Cúc vàng hay còn gọi cúc hoa vàng, kim cúc (Tên khoa học: Chrysanthemum indicum) là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.

1. Hình ảnh và mô tả cây Cúc hoa vàng, Kim cúc, Hoàng cúc - Chrysanthemum indicum L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Hình ảnh và mô tả cây Cúc hoa vàng, Kim cúc, Hoàng cúc - Chrysanthemum indicum L., thuộc họ Cúc - Asteraceae. Cây Cúc Hoa Vàng

Cây Cúc Hoa Vàng - Chrysanthemum Indicum L

Tên khác:  Kim cúc, Hoàng cúc, Dã cúc, Cam cúc, Cúc vàng nhỏ, Khổ ý, Bioóc kim (Tày), Dã cúc hoa

Tên khoa học: Chrysanthemum indicum L

Tên đồng nghĩa: C. procumbens Lour., C. sabinii Lindl., Matricaria indica (L.) Desr., Pyrethrum indicum (L.) Cass., Tanacetum indicum (L.) Sch.-Bip. Dendranthema indicum (L.) Des Moul.

Tên nước ngoài: Indian chrysanthemum (Anh), chrysanthème d’automne (Pháp)

Mô tả: Cây thảo sống hằng năm hay sống dai. Thân cứng cao tới 1m phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, có thuỳ sâu, mép có nhiều răng; không cuống. Cụm hoa hình đầu, ở nách lá hay ở đỉnh cành, đường kính 1-1,5cm, cuống dài 2-5cm. Lá bắc xếp 3-4 hàng. Các hoa vòng ngoài hình lưỡi xếp hai vòng, các hoa ở trong hình ống, màu vàng. Quả bế, có mào lông.

Mùa hoa quả tháng 10-12 cho đến tháng 5 năm sau.

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Cụm hoa - Flos Chysanthemi Indici, thường gọi là Dã cúc hoa.

Nơi sống và thu hái: Cây gốc ở miền Đông Á, thường được trồng làm cảnh lấy hoa ướp trà và làm thuốc. Có thể trồng dễ dàng bằng đoạn thân vào mùa xuân. Lúc trời khô ráo, hái hoa đem xông lưu huỳnh kỹ, xong nén chặt độ một đêm, khi thấy nước chảy ra đen là được, sau đó phơi nắng nhẹ (khoảng 3-4 nắng) hay sấy ở 40-50oC đến khô. Nếu trời râm thì ban đêm phải sấy lưu huỳnh. Bảo quản ở chỗ khô ráo.

Thành phần hoá học: Cây chứa tinh dầu, trong đó có chrysol, chrysanthenone; còn có yejuhualactone, artoglasin A. acaciin, linarin, chrysanthemin. Chất màu của hoa là do có chrysanthemaxanthin. Còn có luteolin dưới dạng glucosid, các hydrocarbon. Hạt chứa 15,8% chất dầu nửa khô.

Tính vị, tác dụng: Cúc hoa vàng có vị đắng, cay, tính hơi hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa mụn nhọt sưng đau (đinh sang ung thũng), mắt đỏ sưng đau, đau đầu chóng mặt. 

Ta thường dùng trong các trường hợp: 

1. Phòng cảm lạnh, cúm, viêm não; 

2. Viêm mủ da, viêm vú; 

3. Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, huyết áp cao; 

4. Đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt; 

5. Viêm gan, kiết lỵ. Dùng ngoài trị đinh nhọt, rắn cắn, chấn thương bầm giập.

Cách dùng: Ngày dùng 8-12 g hoa hoặc 15-20g cành lá sắc uống. Dùng ngoài giã tươi đắp không kể liều lượng. Có thể hãm uống giải độc rượu.

Đơn thuốc:

1. Cảm mạo phong nhiệt: Cúc hoa 12g, Củ sắn dây 12g, lá Dâu tằm 12g, rễ Lau 12g, Bạc hà 5g, Cam thảo 5g, sắc uống, ngày một thang.

2. Phòng cảm cúm: Cúc hoa (cành, lá), Diếp cá, Kim ngân dây, mỗi vị 30g, đun sôi với 500ml nước còn 200ml. Lọc lấy nước, uống mỗi lần 20ml, ngày 3 lần.

3. Đinh nhọt: Cúc hoa, Bồ công anh, Tử hoa địa đinh 30g, Kim ngân 60g, sắc uống.

4. Các loại mụn nhọt, viêm tuyến vú, mụn nhọt sưng, nóng đỏ đau chưa lên mủ: Cúc hoa (hoa, lá, cành) 20g khô hoặc 60-80g tươi, Kim ngân (hoa hoặc dây) 12g, Bồ công anh 12g, Cam thảo 12g. Sắc kỹ, uống nóng, ngày một thang. 

Bên ngoài, dùng một nắm lá Cúc hoa tươi và 3 cây hành tươi rửa sạch, giã nhỏ, thêm vài hạt muối đắp, ngày 1 lần.

3. Cùng loại trên: Cây Cúc hoa trắng (Chrysanthemum indicum),còn gọi là cam cúc hoa, Cúc điểm vàng, Hoàng cúc

Cùng loại trên: Cây Cúc hoa trắng (Chrysanthemum indicum),còn gọi là cam cúc hoa, Cúc điểm vàng, Hoàng cúc Cây Cúc hoa trắng (Chrysanthemum indicum)

Tên Khoa học: Chrysanthemum indicum L.

Tên tiếng Việt: Kim cúc; Cúc hoa vàng; hoàng cúc

Tên khác: Dendranthema indicum (L.) Moul.;

4. Các món ăn chế biến với Hoa Cúc

Cháo cúc hoa: 100g gạo tẻ nấu cháo chín, thêm 10 -15g cúc hoa bỏ đế hoa đã tán bột, đun sôi thêm một chút là được. Cũng có thể để nguyên bông hoa đem nấu cháo. 

Tác dụng: tán phong nhiệt, thanh can hỏa, giảm huyết áp, phù hợp với những người mắc bệnh mạch vành, cao huyết áp, hay có các chứng hoa mắt chóng mặt do can thận âm hư; can hỏa vượng… Tuy nhiên, thuốc hoa cúc không nên dùng cho người mắc bệnh tiêu chảy.

Bánh Hoa Cúc: Hoa cúc Chrysanthemum, kết hợp với bột đậu, sữa gạo để làm thành bánh giải nhiệt: 20 – 30 chiếc hoa Cúc khô đem gói thành túi, đun sôi trong 10 phút. Đến khi chuyển thành màu vàng nhạt thì ngừng đun. Không nên đun hoa quá lâu vì khi uống sẽ có vị đắng. Bỏ túi hoa ra ngoài, thêm đường phèn đến vị ngọt cần thiết. Khuấy 200g nước bột hạt dẻ và 1 bông hoa cúc tươi với rượu trắng, quậy cho tan rồi đổ vào dung dịch trên. Đun nhẹ 15 – 20 phút. Dừng đun khi dung dịch trở nên trong suốt. Có thể ăn nóng hoặc lạnh. Có thể cho thêm các nguyên liệu khác như nho khô, mơ, đào… để tăng thêm hương vị. Bánh có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể. 

Món Gà om Hoa Cúc: Hoa Cúc 100g, Thịt gà 250g, 2 lòng trắng trứng, Nước soup gà 150g, muối, rượu vang, hành, gừng, bột ngô, mỗi vị 20g, bột tiêu đen 2g, đường trắng, dầu mè 3g, hồ bột 50g.

Luộc gà, bỏ tĩnh mạch, cắt thành miếng. Rửa hoa Cúc bằng rượu. Rửa sạch gừng và hẹ, cắt thành miếng nhỏ bằng ngón tay. Thêm lòng trắng trứng, muối, vang, bột tiêu, bột ngô trộn với gà. Thêm muối, đường trắng, soups gà, tiêu đen, dịch hồ bột, dầu mè vào bát và trộn đều. Làm nóng chảo rán, cho mỡ (hoặc dầu) vào, khi mỡ sôi thì cho gà vào rán, bở mỡ dư đi. Cho gừng, hành và vang vào gà. Cho hoa cúc vào, rán và đảo kỹ.

Món gà thơm, ngon mùi hướng hoa cúc, giải độc cơ thể, thanh nhiệt, sáng mắt, bổ máu, ăn rất ngon vào mùa thu. Có thể làm tương tự với cá, thịt ếch, rắn…

Chè Hoa Cúc: hoa cúc, nấm trắng và hạt sen đem nấu chè, thêm ít đường phèn, thanh nhiệt, giải độc

What's your reaction?

Facebook Conversations