menu
Cây dược liệu cây Dây ruột gà, Mộc thông - Clematis chinensis Osbeck
Cây dược liệu cây Dây ruột gà, Mộc thông - Clematis chinensis Osbeck
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y Dây ruột gà , Rễ có vị cay, mặn, tính ấm, có tác dụng khư phong trừ thấp, thông lạc chỉ thống. Thân có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, lợi tràng, tiêu viêm. Rễ thường được dùng làm thuốc giúp tiêu hoá, thông tiểu tiện và lợi sữa. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ làm thuốc trấn đau trị thiên đầu thống, đau phong và thần kinh mặt bị tê dại...

1. Hình ảnh Cây Dây ruột gà, Mộc thông - Clematis chinensis Osbeck, thuộc họ Hoàng Liên - Ranunculaceae.

Hình ảnh Cây Dây ruột gà, Mộc thông - Clematis chinensis Osbeck, thuộc họ Hoàng Liên - Ranunculaceae. Hoa cây Dây ruột gà

Cây Dây ruột gà có tên khoa học: Clematis chinensis là một loài thực vật có hoa trong họ Mao lương. Loài này được Osbeck mô tả khoa học đầu tiên năm 1757.

Mô tả: Cây nhỡ mọc trườn, nửa hoá gỗ. Lá có cuống dài bằng phiến; phiến thường là 3, nhẵn hay có lông thưa, hình trái xoan nhọn mũi, có gốc cụt, tròn hay nhọn, khi khô màu đen đen. Cụm hoa ở nách lá, có lá bắc chia 1-3 lá chét, khá phát triển. Quả bế hình bầu dục - lăng kính, có lông mềm, tận cùng là một vòi nhuỵ có lông dài hơn 4 lần bầu.

Hoa tháng 6-8, quả tháng 9-10.

2. Thông tin mô tả công dụng và tác dụng của Dược Liệu

Bộ phận dùng: Rễ - Radix Clematidis Chinensis, thường gọi là Uy linh tiên. Ta dùng cả thân dây thay vị Mộc thông (Clematis armandii Franch.) của Trung Quốc.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc phổ biến ở miền Bắc Việt Nam trong các savan cây bụi. Còn phân bố ở nhiều nơi của Trung Quốc. Có thể thu hoạch rễ quanh năm, rửa sạch, thái mỏng phơi khô. Thân dây thu hái quanh năm, thái mỏng, phơi khô, khi dùng sao vàng.

Thành phần hoá học: Rễ chứa protoanemonin, anemonin, ranunculin, clematoside.

Tính vị, tác dụng: Rễ có vị cay, mặn, tính ấm, có tác dụng khư phong trừ thấp, thông lạc chỉ thống. Thân có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, lợi tràng, tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ thường được dùng làm thuốc giúp tiêu hoá, thông tiểu tiện và lợi sữa. Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ làm thuốc trấn đau trị thiên đầu thống, đau phong và thần kinh mặt bị tê dại. Còn dùng chữa da đau tê rần, chân tay yếu mỏi, co giật gân, co duỗi khó khăn, nấc nghẹn. Thời xưa ở Trung Quốc, nó dùng làm thuốc trị phong rất cần thiết, lại làm thuốc giải nhiệt; dân gian cũng dùng làm thuốc chữa hóc xương cá.

Đơn thuốc: - Phù thũng, hoàng đản, bạch đới; dùng 15-20g sắc uống, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

What's your reaction?

Facebook Conversations