menu
Cây dược liệu cây Huyết Đằng - Sargentodoxa Cuneata
Cây dược liệu cây Huyết Đằng - Sargentodoxa Cuneata
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo y học cổ truyền, huyết đằng thường được dùng trị đau ruột, đau bụng, phong thấp đau nhức. Có tên khoa học: Sargentodoxa cuneata là một loài thực vật có hoa trong họ Lardizabalaceae. Loài này được (Oliv.) Rehder & E.H. Wilson miêu tả khoa học đầu tiên năm 1913.

1. Hình ảnh và mô tả Quả và Cây Huyết Đằng - Sargentodoxa Cuneata

Hình ảnh và mô tả Quả và Cây Huyết Đằng - Sargentodoxa Cuneata Cây Hồng đằng (Sargentodoxa cuneata) còn gọi là cây Thuyết đằng, Đại hoạt huyết, Huyết thông, Đại huyết thông, Sargengloryvine

Cây Huyết Đằng - Sargentodoxa Cuneata

Tên Khoa học: Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. & Wils

Tên tiếng Việt: Huyết đằng; Hồng đằng; Dây máu; Đại huyết đằng

Tên khác: Holboellia cuneata Oliv;

Mô tả: Dây leo có thể cao tới 10m, vỏ ngoài màu hơi nâu. Thân cây tròn có vân, khi cắt ra có chất nhựa màu đỏ như máu. Lá mọc so le, có 3 lá chét, cuống dài 4-5-10cm; lá chét giữa có cuống ngắn, các lá chét bên không cuống, phiến lá chét giữa hình trứng, dài 8-16cm, rộng 4-9cm, các lá chét bên hình thận hơi to hơn lá giữa, và gân giữa lệch. Hoa ở nách lá, màu vàng hay vàng lục. Quả mọng hình trứng, khi chín có màu lam đen, xếp thành chùm.

Hoa tháng 3-5 quả tháng 8-10.

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Thân cây - Caulis Sargentodoxae. Thường có tên là Đại huyết đằng. Rễ cũng được dùng

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở Lào Cai, Bắc Thái, Hoà Bình, Lạng Sơn. Có thể thu hái thân cây quanh năm, trước hết chặt ra từng đoạn dài, để 3-5 ngày cho se bớt, rồi rửa sạch, thái miếng phơi khô. Khi chặt thì nhựa chảy ra như nhựa cây Kê huyết đằng, có thể hứng lấy nhựa về phơi khô mà dùng.

Thành phần hóa học: Thân chứa tanin.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng chát, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, khư phong.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị đau ruột, đau bụng, bế kinh, đau bụng kinh, phong thấp đau nhức, té ngã sưng đau, huyết hư đầu váng.

Đơn thuốc:

1. Chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tay chân đau mỏi, co quắp, tê bại, hoặc sưng nề: dùng 20-40g Huyết đằng sắc uống hoặc phối hợp với Cẩu tích, Cốt toái bổ, Ngưu tất, Tỳ giải, mỗi vị 20g, Bạch chỉ 4g, Thiên niên kiện 6g sắc uống.

2. Chữa huyết hư trên đầu xây xẩm, chóng mặt, tim đập không đều nhịp, đau nhói ở vùng tim, các khớp xương đau mỏi: Dùng Huyết đằng 20g, Huyền sâm, Mạch môn, Ngưu tất, Hạt muồng sao mỗi vị 15g. Tâm sen 4g, sắc uống.

3. Thông tin sách đỏ Việt Nam

HUYẾT ĐẰNG

Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. et Wils. 1913

Holboellia cuneata Oliv. 1889

Họ: Huyết đằng Sargentodoxaceae

Bộ: Mao lương Ranunculales

Đặc điểm nhận dạng:

Dây leo gỗ, dài 15 - 20m, có nhựa đỏ như máu. Vảy chồi và cành non không lông, lá kép gồm 3 lá chét, nhẵn. Lá chét ở giữa hình bầu dục, hai lá chét bên hình trứng hay bầu dục không đối xứng, dài 7 - 12cm, rộng 3,5 - 7cm. Hoa đơn tính, khác gốc. Cụm hoa đực là chùm thõng. Hoa đực có 6 lá đài màu vàng lục, dài 1 - 1,2cm, có 6 cánh hoa hẹp như sợi và 6 nhị. Hoa cái rất nhiều lá noãn rời. Quả kép gồm 6 - 20 quả mọng, có cuống, đường kính 8 - 10mm, màu lam đen. Hạt to 1,5mm.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả chín tháng 7 - 8. Mọc rất rải rác ở ngoài cửa rừng và ven suối thuộc vùng rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao thường không quá 600 - 700m.

Phân bố:

Việt Nam: Bắc Thái (Đại Từ), Vĩnh phúc (Tam Đảo), Hòa Bình (Lương Sơn: Lâm Sơn).

Thế giới: Trung Quốc.

Giá trị:

Nguồn gen qúy, hiếm và độc đáo. Đại diện duy nhất của chi, Sargentodoxa và của họ Sargentodoxaceae. Vỏ thân dùng làm thuốc bổ huyết và điều kinh. Loài hiếm, Là đối tượng bảo vệ của khu rừng vườn quốc gia Tam Đảo. Cây có vị đắng chát, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, khư phong. Thường được dùng trị đau ruột, đau bụng, bế kinh, đau bụng kinh, phong thấp đau nhức, té ngã sưng đau, huyết hư đầu váng.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 241.

4. Thực trạng sử dụng cây Hồng đằng hiện nay: theo trang Dược Liệu Tuệ Linh

Hiện nay, dược liệu mang tên Kê huyết đằng với cùng công dụng có nhiều loài lấy từ một số chi thuôc những họ khác nhau như: Milletttia sp (Kê huyết đằng), Butea superba Roxb (huyết đằng lông), Mucuna birwoodiana Tutcher (huyết đằng quả to), Spatholobus anberectus Don (huyết rồng) thuộc họ Đậu - Fabaceae; Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd et Wils. (hồng đằng), họ Huyết đằng - Sargentodoxaceae.

Phân bố, thu hái và chế biến 

Các loài kê huyết đằng rất đa dạng, phân bố ở nhiều vùng khác nhau:

- Huyết đằng lông phân bố chủ yếu ở các vùng rừng núi phía nam như Tây Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định…

- Kê huyết đằng: ở các vùng rừng núi phía bắc, nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hòa Bình

- Huyết đằng quả to: mới phát hiện ở rừng Bến En (Như Xuân – Thanh Hóa)

- Huyết rồng: ở Đông Nam Bộ, Đồng Nai, Lâm Đồng, Sông Bé, Bà Rịa – Vũng Tàu…

- Hồng đằng: Ở Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hòa Bình

Tất cả các loài trên thường mọc trong các quần hệ rừng kín thường xanh trên núi đất, núi đá vôi; đôi khi gặp ở kiểu rừng thưa nửa rụng lá hơi khô. Chúng có thể sống được trên nhiều loại đất: feralit đỏ hay vàng trên núi, granit, bazan, đất pha cát dọc theo các bờ sông suối. Độ cao phân bổ thường không vượt quá 1600m. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm hoặc cách năm. Hoa quả chỉ thấy trên những cây lớn không bị chặt phá thường xuyên. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và cây chồi gốc sau khi bị chặt. Nguồn dược liệu “kê huyết đằng” ở Việt Nam tương đối phong phú. Tuy nhiên, những loại cây dây leo gỗ này thường là đối tượng bị loại bỏ trong quá trình tu bổ rừng. Ở một số vườn quốc gia của Việt Nam, đều có một số loài kê huyết đằng nêu trên. Ở Vườn quốc gia Tam Đảo, thuộc địa phận xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có những cá thể thuộc loài M. reticulata Benth khổng lồ, leo lên các cây gỗ cao tới 20m.

5. Các phần của cây Hồng đằng

Các phần của cây Hồng đằng Huyết đằng, Hồng đằng, Dây máu - Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. et Wils., thuộc họ Huyết đằng - Sargentodoxaceae.

Tên tiếng Việt: Huyết đằng, Hồng đằng, Dây máu,  Tên khoa học: Sargentodoxa cuneata là một loài thực vật có hoa trong họ Lardizabalaceae. Loài này được (Oliv.) Rehder & E.H. Wilson miêu tả khoa học đầu tiên năm 1913.

What's your reaction?

Facebook Conversations