menu
Cây dược liệu cây Huyết dụng, Phát dụ, Long huyết - Cordyline fruticosa (L.) A. Cheval
Cây dược liệu cây Huyết dụng, Phát dụ, Long huyết - Cordyline fruticosa (L.) A. Cheval
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông Y, Huyết dụ có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng làm mát huyết, cầm máu, tán ứ định thống. Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương bị sưng. Cũng dùng chữa viêm ruột, lỵ. Dân gian còn dùng trị ho gà của trẻ em.

1. Cây Huyết dụ, Huyết dụng, Phát dụ, Long huyết - Cordyline fruticosa (L.) A. Cheval., thuộc họ Huyết dụ - Asteliaceae.

Cây Huyết dụ, Huyết dụng, Phát dụ, Long huyết - Cordyline fruticosa (L.) A. Cheval., thuộc họ Huyết dụ - Asteliaceae.

Uy tín chất lượng khi mua bán cây thuốc vị thuốc, dược liệu này tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM địa chỉ mua bán uy tín cho mọi người

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Huyết dụ

Mô tả: Cây nhỏ cao cỡ 1-2m. Thân mảnh to bằng ngón tay cái, mang nhiều vết sẹo của những lá đã rụng. Lá mọc tập trung ở ngọn, dài 20-35cm, rộng 1,2-2,4cm, màu đỏ tía; có thứ lá mặt trên màu đỏ, mặt dưới màu xanh. Hoa màu trắng pha tím, mọc thành chuỳ dài ở ngọn thân. Quả mọng chứa 1-2 hạt.

Bộ phận dùng: Hoa, lá và rễ - Flos, Folium et Radix Cordylines.

Nơi sống và thu hái: Cây của Á châu nhiệt đới, trồng làm cảnh phổ biến ở nhiều nơi. Thu hái hoa vào mùa hè. Khi trời khô ráo, cắt lá, loại bỏ lá sâu, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Huyết dụ có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng làm mát huyết, cầm máu, tán ứ định thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xương, chấn thương bị sưng. Cũng dùng chữa viêm ruột, lỵ. Dân gian còn dùng trị ho gà của trẻ em. Ngày dùng 6-10g lá, 5-6g rễ, 10-15g hoa, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. 

1. Chữa băng huyết, phối hợp với buồng cau điếc (buồng cau không ra quả, bị héo khô), rễ Cỏ tranh, Cỏ gừng; 

2. Ho ra máu, phối hợp với Trắc bá, Thài lài tía sao đen; 

3. Đái ra máu, phối hợp với củ Ráng, lá Lấu, lá Tiết dê, lá Cây muối. Không nên dùng trước khi sinh nở, hoặc sinh rồi còn sót nhau.

Ở Ấn Độ, phần dưới của thân rễ dùng ăn với Trầu không như là thuốc trị ỉa chảy.

Đơn thuốc.

1. Đái ra máu, lao phổi, thổ huyết, mất kinh: lá Huyết dụ tươi 60-100g (hoặc rễ khô 30-60g). Đun sôi lấy nước uống.

2. Viêm ruột, lỵ: Lá tươi 60-100g (hoặc 10-15g hoa khô) sắc nước uống.

What's your reaction?

Facebook Conversations