views
1. Hình ảnh Huyết giác, Trầm dứa, Cây xó nhà - Dracaena cambodiana
Tên Khoa học: Dracaena cambodiana Pierre ex Gagnep. 1934 (CCVN, 3: 917).
Tên tiếng Việt: Huyết giác; Xó nhà; Phất dủ miên
Tên khác: Pleomele cambodiana (Pierre ex Gagnep.) Merr. Ex Chun, 1940.;
Mô tả: Cây dạng nhỡ cao tới 3,5m, có thể cao tới 10m, to 30cm, ở gốc thân thẳng, một số thân già hoá gỗ, rỗng giữa màu đỏ nâu, nhánh có thẹo lá to, ngang. Lá mọc khít nhau hẹp nhọn, dài 30-50cm, rộng 1,2-1,5 (-4) cm. Chuỳ hoa dài, có thể tới 2m, chia nhiều nhánh dài, mảnh. Hoa màu vàng, dài 8mm, thường xếp 3-5 (-10) cái trên các nhánh nhỏ. Quả mọng tròn, đường kính 8-10mm, khi chín màu đỏ, chứa 3 hạt.
Ra hoa tháng 5-7.
2. Thông tin mô tả dược liệu
Bộ phận dùng: Phần thân hoá gỗ màu đỏ - Lignum Dracaenae. Thường gọi là Huyết giác, hay Huyết kiệt.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nam Trung quốc (Quảng Tây), Việt Nam, Campuchia. Ở nước ta, cây mọc trên các núi đá vôi trong đất liền và hải đảo từ Bắc chí Nam. Thu hái gỗ vào mùa đông, bóc bỏ vỏ ngoài, lấy lõi đỏ, chế nhỏ phơi khô.
Thành phần hóa học: Sơ bộ mới biết chất màu đỏ tan trong cồn, aceton, acid không tan trong ête, chloroform và benzen.
Tính vị, tác dụng: Huyết giác có vị đắng chát, tính bình, có tác dụng chỉ huyết, hoạt huyết, sinh cơ hành khí.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hoa ăn được, Huyết giác được dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bế kinh, tê môi, đau lưng nhức xương và đơn sưng, u hạch, mụn nhọt. Dùng ngoài đắp bó gãy xương. Ngày dùng 8-12g sắc uống Hoặc dùng thuốc ngâm rượu uống hoặc xoa.
3. Hoa Cây huyết giác
Cây mọc hoang ở các vùng núi đá khắp cả nước. Bộ phận dùng làm thuốc là phần thân hoá gỗ màu đỏ (gọi là huyết giác, hay huyết kiệt) ở những cây già. Chặt về phơi khô là dùng được.
4. Đơn thuốc
1. Rượu xoa bóp: Huyết giác 20g, Quế chi 20g, Thiên niên kiện 20g, Đai hồi 20g, Địa liền 20g, Gỗ vang 40g. Các vị tán nhỏ, cho vào chai với 500ml rượu 30 độ, ngâm một tuần lễ, lấy ra vắt kiệt, bỏ bã. Khi bị thương do đánh đập, té ngã, đau tức, bầm ứ huyết, dùng bông tẩm rượu thuốc xoa bóp. Nhân dân thường ngâm rượu Huyết giác 2/10 uống chữa đau mỗi khi lao động nặng hoặc đi đường xa sưng chân, đặc biệt chữa bị thương tụ máu (uống và xoa bóp).
2. Vùng tim đau nhói, ngực căng tức, vai đau ê ẩm, sống lưng bị trật do gánh vác nặng và leo chạy nhiều lao lực: dùng Huyết giác, Đương quy, Ngưu tất, Mạch môn, Sinh địa, mỗi vị 12g sắc uống. Nếu có sốt, ho, tim to thì gia Dành dành, Thiên môn, Địa cốt bì, Huyền sâm, mỗi vị 12g sắc uống.
3. Thuốc bổ máu: Huyết giác 100g, Hoài sơn 100g, Hà thủ ô 100g, quả Tơ hồng 100g, Đỗ đen sao cháy 100g, Vừng đen 30g, Ngải cứu 20g, Gạo nếp rang 10g. Tất cả tán bột trộn với mật làm thành viên, ngày dùng 10-20g.
5. Qủa cây Huyết giác
Cây mọc hoang ở các vùng núi đá khắp cả nước. Bộ phận dùng làm thuốc là phần thân hoá gỗ màu đỏ (gọi là huyết giác, hay huyết kiệt) ở những cây già. Chặt về phơi khô là dùng được.
6. Ðơn thuốc có sử dụng huyết giác: theo Bác sĩ Thu Vân
Chữa bị thương tụ máu do té ngã hay phong thấp đau nhức: Huyết giác 15 g, huyết dụ cả lá, hoa, rễ 30g, sắc uống. Dùng 7-10 ngày. Hoặc: Huyết giác 20g, quế chi 20g, thiên niên kiện 20g, đại hồi 20g, địa liền 20g, gỗ vang 40g. Các vị tán nhỏ, cho thêm 500ml rượu 30 độ, ngâm trong một tuần, lấy ra vắt kiệt, bỏ bã. Dùng bông tẩm rượu thuốc bôi và xoa bóp chỗ đau.
Rượu xoa bóp làm khí huyết lưu thông, tiêu viêm, giảm đau, giãn gân cơ trong các trường hợp bị chấn thương bầm máu, sưng tấy đau: Huyết giác 40g, ô đầu 40g, thiên niên kiện 20g, địa liền 20g, long não 15g; đại hồi 12g, quế chi 12g. Tán nhỏ các vị thuốc, ngâm với một lít rượu trong một tuần. Lọc bỏ bã, thêm rượu cho vừa đủ một lít. Xoa nhẹ nhàng lên chỗ bị sưng đau.
Thuốc bổ máu:
Huyết giác 100g, hoài sơn 100g, hà thủ ô 100g, quả tơ hồng 100g, đỗ đen sao cháy 100g, vừng đen 30g, ngải cứu 20g, gạo nếp rang 10g. Tất cả tán bột trộn với mật làm thành viên, ngày dùng 10-20g.
Thông huyết ứ, giảm đau khi bị bong gân: Huyết giác, quế chi, đại hồi, địa liền, thiên niên kiện, mỗi vị 20g. Tất cả tán nhỏ, ngâm trong 500ml rượu trắng trong 1 tuần. Khi bị bong gân rót ra chén nhỏ, lấy một miếng bông thấm rượu thuốc bôi vào chỗ đau, xoa bóp trong 15 phút. Ngày làm 3 lần.
7. Thông tin Sách đỏ Việt Nam
Vietnam name: HUYẾT GIÁC CAM BỐT
Latin name: Dracaena cambodiana
Family: Dracaenaceae
Order: Liliales
Class (Group): Medicine plants
HUYẾT GIÁC CAM BỐT
Dracaena cambodiana Pierre ex Gagnep.
Họ: Huyết giác Dracaenaceae
Bộ: Hành Liliales
Mô tả:
Cây dạng nhỡ cao tới 3,5m, có thể cao tới 10m, to 30cm, ở gốc thân thẳng, một số thân già hoá gỗ, rỗng giữa màu đỏ nâu, nhánh có thẹo lá to, ngang. Lá mọc khít nhau hẹp nhọn, dài 30-50cm, rộng 1,2-1,5 (-4) cm. Chuỳ hoa dài, có thể tới 2m, chia nhiều nhánh dài, mảnh. Hoa màu vàng, dài 8mm, thường xếp 3-5 (-10) cái trên các nhánh nhỏ. Quả mọng tròn, đường kính 8-10mm, khi chín màu đỏ, chứa 3 hạt. Ra hoa tháng 5-7.
Nơi sống và Sinh thái:
Loài phân bố ở Nam Trung quốc (Quảng Tây), Việt Nam, Campuchia. Ở nước ta, cây mọc trên các núi đá vôi trong đất liền và hải đảo từ Bắc chí Nam và khá nhiều ở Vườn quốc gia Núi Chúa – Ninh Thuận
Công dụng:
Hoa ăn được, Huyết giác cam bốt được dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bế kinh, tê môi, đau lưng nhức xương và đơn sưng, u hạch, mụn nhọt. Dùng ngoài đắp bó gãy xương. Hoặc dùng thuốc ngâm rượu uống hoặc xoa. Thu hái gỗ vào mùa đông, bóc bỏ vỏ ngoài, lấy lõi đỏ, chế nhỏ phơi khô. Huyết giác có vị đắng chát, tính bình, có tác dụng chỉ huyết, hoạt huyết, sinh cơ hành khí.
Mô tả loài: Trần Hợp – Phùng Mỹ Trung.
⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! |
Facebook Conversations