menu
Cây dược liệu cây Phục linh - Poria cocos (Schw.) Wolf
Cây dược liệu cây Phục linh - Poria cocos (Schw.) Wolf
Dịch vụ tư vấn lập dự án như Dự án trồng dược liệu quý đến các nông nghiệp, xây dựng, du lịch... Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!
Theo Đông y, phục linh vị ngọt nhạt, tính bình. Vào kinh tâm, phế, tỳ và thận. Có tác dụng lợi thủy trừ thấp, kiện tỳ hòa vị, bổ tâm an thần. Dùng cho trường hợp tiểu ít, tiểu dắt tiểu buốt, phù nề, nôn, tiêu chảy, hồi hộp tim nhịp nhanh mất ngủ.

1. Cây Phục linh - Poria cocos (Schw.) Wolf., thuộc họ Nấm lỗ - Polyporaceae.

Cây Phục linh - Poria cocos (Schw.) Wolf., thuộc họ Nấm lỗ - Polyporaceae.

2. Mô tả cây Phục linh - Poria cocos (Schw.) Wolf.

Nấm mọc hoại sinh trên rễ cây thông. Quả thể hình khối to, có thể nặng tới 5kg nhỏ cũng có thể bằng nắm tay, mặt ngoài màu xám đen, nhăn nheo có khi hình bướu, cắt ngang sẽ thấy mặt lổn nhổn màu trắng hoặc hồng xám có khi có rễ thông ở giữa nấm.  

3. Thông tin mô tả Công dụng, tác dụng, Dược Liệu

Bộ phận dùng: Quả thể nấm - Poria, thường gọi là Phục linh.

Thường người ta phân biệt loại màu trắng gọi là Bạch linh, loại hồng xám gọi là Phục linh, loại có rễ thông đâm xuyên giữa gọi là Phục thần.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc trong rừng có thông, nằm sâu dưới một lớp đất mặt 20-30cm. Thường phát triển ở vùng núi hướng về phía mặt trời, khí hậu ấm áp, thoáng, độ cao trung bình, không bị gió bấc thổi, chất đất cát mịn tơi xốp. Ðã tìm thấy ở Hà Giang, Thanh Hoá, Lâm Ðồng, Gia Lai. Ðang nghiên cứu trồng ở Sapa, Tam Ðảo. Thu hoạch nấm vào tháng 10-11 sau tiết lập thu. Khi đào lên, người ta ngâm nước một ngày, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, đồ lên, thái mỏng 2-3mm, phơi hay sấy khô. Khi dùng thì sắc với thuốc thang.

Thành phần hóa học: Trong quả thể Phục linh có acid pachymic, acid tumulosic, acid eburicoic, acid pinicolic, pachyman.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính bình; có tác dụng lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ðược dùng làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, đầy trướng, ỉa chảy, tỳ hư ít ăn. Còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, an thần phách, chữa các chứng sợ lửa, mất ngủ, di tinh. Liều dùng 9-15g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Đơn thuốc:

1. Chữa tim yếu hay hồi hộp, sợ hãi, ngủ không yên, hay quên, mất trí, tinh thần suy nhược, ăn uống kém sút, rũ mỏi thích nằm; Phục thần, Ðẳng sâm, Liên nhục, Long nhãn, Ðại táo, đều 16g; Táo nhân sao, Viễn chí, Xương bồ đều 8g, sắc uống, hay tán bột, viên với mật ong, uống mỗi ngày 10-12g.

2. Chữa phù thũng mắt, mặt, chân tay đều phù, bụng trướng. Vỏ Phục linh, vỏ Quýt cũ (Trần bì), vỏ quả Cau, vỏ rễ Dâu, vỏ Gừng sống, mỗi vị 15-20g hoặc thêm vỏ cây Dướng, Mộc thông bằng các vị trên cùng sắc uống (Nam dược thần hiệu).

4. Những cách dùng Phục Linh làm thuốc : theo TS. Nguyễn Đức Quang

Rượu phục linh thần khúc: bột phục linh, thần khúc, men rượu, liều lượng thích hợp trộn đều uống với nước sôi (hoặc bột phụ linh thần khúc uống với nước cái rượu). Dùng cho các trường hợp đau đầu chóng mặt (đầu phong hư huyễn).

Cháo đậu ý dĩ phục linh: bột phục linh 20g, xích tiểu đậu 50g, ý dĩ 100g cùng đem nấu cháo, cháo được thêm đường trắng cho ăn. Dùng cho các trường hợp tiêu chảy vàng da.

Dê nướng tẩm phục linh sa nhân: phục linh 60g, sa nhân 30g, thịt dê 100 - 150g. Dược liệu tán bột mịn thêm chút muối đem ướp đều vào thịt dê, rồi đem nướng chín. Ăn và uống ít rượu khai vị. Dùng cho các trường hợp di tinh hoạt tinh di niệu ở nam giới.

Cháo gạo nếp phục linh: phục linh 30g, gạo nếp 60g. Phục linh tán bột đem nấu cháo với gạo. Mỗi ngày một lần, chia 2 lần ăn. Dùng cho các trường hợp viêm xuất tiết tràn dịch phế mạc (triệu chứng đầy tức đau khi xoay chuyển vùng ngực, thở gấp, ho suyễn.

Thịt nạc hầm cà rốt phục linh bạch truật: thịt lợn nạc 250g, cà rốt 300g, phục linh 15g, bạch truật 20g. Cà rốt rửa sạch thái lát; dược liệu gói trong vải xô, gừng tươi 1 củ đập giập. Tất cả cho vào nồi thêm nước hầm chín, bỏ bã thuốc thêm gia vị là được. Ăn ngày 1 lần, đợt dùng liên tục 5 - 7 ngày. Món này rất tốt cho người bị viêm teo thị thần kinh.

Cháo phục linh: phục linh tán bột 15g, gạo tẻ 100g, muối ăn bột tiêu gia vị khác liều lượng thích hợp. Gạo tẻ nấu cháo, cháo chín cho bột phục linh tiếp tục nấu sôi đều chín nhừ, thêm gia vị, ăn hằng ngày. Dùng cho người cao tuổi phù nề, béo mập, tăng mỡ máu, tiểu ít, dắt, tiêu chảy.

Bánh giúp tiêu hóa: đảng sâm 40g, phục linh 40g, hoài sơn 40g, liên nhục 40g, khiếm thực 40g, gạo nếp 300g, gạo tẻ 300g. Nghiền chung thành bột mịn, thêm 100g mật, 280g đường trắng, trộn đều, hấp đồ cho chín, cắt thành từng thỏi bánh. Mỗi ngày ăn vài thỏi bánh vào sáng sớm. Món này rất tốt cho trẻ tỳ vị hư nhược, tiêu hóa kém, gầy gò, vàng vọt, bụng ỏng và tiêu chảy.

Cá chép hầm phục linh đậu đỏ: cá chép 1 con (chủ yếu lấy phần nạc), đậu đỏ nhỏ hạt 50g, phục linh 30g. Tất cả hầm chín nhuyễn lấy nước uống. Tác dụng lợi niệu trừ thấp. Dùng cho các trường hợp phù nề toàn thân.

Kiêng kỵ: Người bị thoát vị, sa dạ dày trực tràng (tỳ hư hạ hãm); hư hàn di hoạt tinh, người đi tiểu quá nhiều không dùng nhiều. Không ăn giấm trong thời gian dùng phục linh.

What's your reaction?

Facebook Conversations